Thứ Hai, 4 tháng 6, 2012

Bạn biết gì huyệt Sinh Lý?

Thật sự về Đông Y , chúng ta thừa hưởng nhiều di sản quý báu của tiền nhân để lại.


Có nhiều thầy thuốc Đông Y người Trung quốc sang đây để chữa bệnh cho những người Minh hương cư ngụ tại đất Việt từ xưa . Có thầy thuốc Đông Y người Việt , sang Trung quốc học hỏi , rồi đem về truyền nghề lại cho dân Việt .


Đồng thời nước Việt có rất nhiều cây thuốc mà Đông Y Sỉ rất thích xử dụng.


Chúng ta có nhiều sách vở viết về Đông Y , nhưng đa số đều dùng từ ngữ Hán-Nôm mà người ngoài đều không hiểu tường tận ra làm sao.


Sau đây chúng tôi sai y lại danh từ Đông Y sang Việt ngữ ( một số thôi ) , ngỏ hầu chúng ta biết một tí ti về danh từ Đông Y ra sao.




Kinh Tâm ( là đường kinh hướng về trái tim ) , gồm có 9 huyệt :


KINH TÂM - có 9 huyệt


1 - CỰC TUYỀN : Cực = Nơi tận cùng. Tuyền = con suối (Hố nách)


2 - THANH LINH : Thanh = xanh. Linh = hiệu nghiệm


3 - THIẾU HẢI : Thiếu = chưa đủ, chưa lớn. Hải = hội tụ của các cửa sông.


4 - LINH ĐẠO : Hiệu nghiệm = LINH; nóng hay lạnh trong xương cốt, chính huyệt nầy > khi tác động sẽ giải tỏa (ĐẠO = dường dẫn)


5 - THÔNG LÝ : Liền với = THÔNG; bên trong, Tiểu trường = LÝ


6 - ÂM KHÍCH : Âm = mặt bên trong - thuộc âm. Khích = kích thích


7 - THẦN MÔN : Thần = Hồn = Tâm = Vía= Phách... Môn = cửa ra vô.


8 - THIẾU PHỦ : còn bé = THIẾU; nơi ở, nhà lớn = PHỦ.


9 - THIẾU XUNG : Huyệt cuối cùng của Thủ Thiếu Âm Kinh. Xung = nơi quan yếu.


(Ở ngón tay út, phía tay quay, cách gốc móng tay 0,1 thốn. Trên đường tiếp giáp da gan tay - mu tay)


Kinh Phế ( là đường Kinh hướng về Phổi ) , gồm có 11 huyệt


KINH PHẾ - có 11 huyệt


1 - TRUNG PHỦ : Ở giữa;= TRUNG; Nơi hội tụ, cái nhà lớn = PHỦ.


2 - VÂN MÔN : Hơi nước, mây = VÂN; Cửa ra vào = MÔN - cửa ra vào của khí trời.


3 - THIÊN PHỦ : Khí tự nhiên, khí trời = THIÊN; nhà lớn = PHỦ. Nơi chứa khí trời.


4 - HIỆP BẠCH : Đến gần = HIỆP; BẠCH = Trắng; nơi gần chỗ của cơ nhị đầu cánh tay, chỗ thịt màu trắng.


5 - XÍCH TRẠCH : Đơn vị đo = XÍCH; Cái ao = TRẠCH.Nơi trũng cách lằn chỉ cổ tay 1 xích.


6 - KHỘNG TỐI : Cái mũi = KHỔNG; tới - lui = TỐI. Dẫn đến mũi, thông phế khí.


7 - LIỆT KHUYẾT : Tách ra = LIỆT (Liệt vị, trong bóng đá); Nơi lõm vào, chỗ trũng = KHUYẾT. Chỗ lõm trên mỏm xương quay.


8 - THÁI UYÊN : Quá, nhiều = THÁI; rất sâu, chỗ lõm = UYÊN (uyên bác = hiểu sâu).


9 - KINH CỪ : Đường lưu hành của khí = KINH; sự đau, khó chịu = CỪ (cừ rừ).


10 - NGƯ TẾ : Con cá = NGƯ; bày lên, bày ra nơi cao = TẾ (trong tế và lễ = dâng cúng).


11 - THIẾU THƯƠNG : Còn nhỏ, còn non = THIẾU; Âm - tiếng có trường độ cao - (cung thương là tiếng mẹ) = THƯƠNG. Nơi cuối của Kinh khí (Phế khí).




Nhưng tựu trung có 2 Kinh vô cùng quan trọng là Kinh Nội Quan và Kinh Ngoại Quan .


Nội quan là Nội = bên trong , Quan = là thành quách quan ải .


Kinh nầy kích thích chất kích thích tố ( ta gọi là hormone ).


Động đến kinh nầy sẽ kích thích cơ thể tiết ra nhiều hormone hơn bình thường.
Tây Y rất quan trọng về chất kích thích tố nầy . Họ , Tây Y muốn tạo cho nhiều kích thích tố ( hormone ) thì họ dẩn chúng ta đến sự xử dụng Vitamins…Như Vitamin A, B,C , D, E….và những chất minerals .


Thì Đông Y cũng vậy , thầy thuốc Đông Y hướng chúng ta ăn những món thực phẩm cần cho cơ thể…như dùng gà ác ( gà đen ) hoặc uống rể cây mà Đông Y sỉ biết dược liệu có thể tạo ra chất hormone vậy .


Đó là Kinh Nội Quan là vậy.


Sau đó có Kinh Ngoại Quan ( là bên ngoài thành quách , quan ải ) là chú trọng đến Kinh Huyệt bên ngoài mặt …


Đông Y sỉ rất sợ bệnh nhân vướng một trong Tứ độc ( 4 độc ) , gồm có :


1.- Không nói được
2.- Không thấy được
3.- Không cử động được
4.- Không nghe được .


Vì cướng vào Tứ độc thì Dông Y sỉ cứu chữa bệnh nhân rất cực khổ vô cùng.


Tây Y và Đông Y đều chung quan niệm khi mới chớm bệnh thì nên đem bệnh nhân đến thầy thuốc lập tức , đừng để bệnh nhân quá thời hạn cứu chữa.








Đông Y không có danh từ Sinh Lý , vì chúng tôi muốn gọi thêm cho dể hiểu mà thôi .


Sinh Lý nơi đây là nói đến sự sinh lý , hoạt động liên quan đến tình dục giữa Nam và Nữ vậy .


Đối với những người tu hành thì huyệt Sinh Lý cần phải dẹp bỏ , không thể kích thích huyệt sinh lý nầy được .








Như chúng tôi trình bày trước đó , huyệt Nội Quan là huyệt rất quan trọng.
Khi mà địch nhập quan là kể như thành trì quan ải đó “ xong rồi “.


Đông Y Sỉ khi học nghề thuốc và hành nghề cứu nhân độ thế thì huyệt nầy bắt buộc Y sỉ phải nằm lòng.


Nội quan là huyệt có phạm vi sử dụng rất rộng rãi. nó là huyệt Lạc nối với kinh Tam tiêu, còn thông qua giao hội với mạch âm duy liên lạc với lục kinh ở vùng ngực. bụng. đặc biệt có quan hệ mật thiết với kinh Nhâm, Xung, Can, Phế.




Theo "Giáp Ất kinh" nó cũng là một trong "Bát mạch giao hội huyệt". ( Nên nhớ ý nghĩa của chữ Hán là Kinh Giáp Ất là kinh quan trọng nhật . Như Giáp , Ât`, Bính Định , Mậu Kỷ , Canh Tân , Nhâm Quý ..Giáp Ất đứng đầu bảng . Đông Y Sỉ phài học thuộc nằm lòng Giáp Ất Kinh bí quyết nầy )


Bởi vậy, nó có tác dụng điều chỉnh hữu hiệu các rối loạn bệnh lý ở ngực, sườn, phổi, họng, thực quản, dạ dày tạo nên những công dụng đặc trưng của nó.


1.- Đối với bệnh lý Hô hấp . Nó trị được bệnh thuộc về hô hấp , như hen suyển , khó thở , nghẹt thở .


2.- Đối với hệ thống tim mạch , Nó trị được bệnh áp huyết cao , loạn nhịp tim , xây xẩm mặt mày .


3.- Đối với hệ thống tiêu hóa . Nó trị được hệ thống dạ dày , đường ruột , cầm được tiêu chảy .


4.- Đối với hệ thần kinh . Nó trấn áp được hệ thần kinh , làm cho bệnh nhân trở lại điều hòa .


Điều đặc biệt là nó trấn áp được chứng xuất tinh sớm của những người “ vừa đi đến chợ thì đã hết tiền “…


Dẩn giãi thêm :


Tại sao gọi là “nội quan”? “nội” có nghĩa là bên trong, “quan” có nghĩa là cửa ải, huyệt này là nơi cửa ải quan trọng phía trong nơi kinh khí vào ra, cho nên gọi là nội quan (trái với huyệt ngoại quan).


 


Nội quan là một huyệt vị rất thông dụng trong châm cứu, nằm trên đường kinh thủ quyết âm tâm bào, có công dụng ích tâm an thần, hòa vị giáng nghịch, khoan hung lý khí, trấn tĩnh chỉ thống, thường được dùng để chữa các chứng bệnh như đau cẳng tay, viêm khớp cổ tay, viêm cơ tim, thiểu năng tuần hoàn động mạch vành tim, suy nhược thần kinh, liệt bại chi trên, viêm loét dạ dày tá tràng... và xuất tinh sớm (đông y gọi là tảo tiết).




Vậy cách xác định vị trí của huyệt và phương thức tác động như thế nào? Nội quan nằm ở mặt trước cẳng tay, giữa hai gân cơ gan tay lớn và gan tay bé (gấp bàn tay vào cẳng tay và nghiêng bàn tay vào phía trong cho nổi rõ khe cơ), trên nếp gấp khớp cổ tay 2 thốn, mỗi bên một huyệt.




 


Khi tác động, dùng ngón tay cái day bấm lần lượt từng bên, mỗi bên trong 2 phút với một lực tương đối mạnh sao cho đạt cảm giác căng tức, tê nặng lan xuống bàn tay là được.


Mỗi ngày day bấm 2 lần, tốt nhất là vào buổi sáng khi ngủ dậy và buổi tối trước khi đi ngủ.


Khi sinh hoạt vợ chồng, người vợ dùng hai ngón tay cái của mình đặt vào hai huyệt nội quan của người chồng và day bấm liên tục với một lực vừa phải.


Mỗi khi người chồng có cảm giác như đang sắp xuất tinh thì người vợ lập tức bấm vào hai huyệt với một lực khá mạnh.


Đương nhiên điều này đòi hỏi giữa hai người phải có sự phối hợp nhịp nhàng và kịp thời.


Nếu hiệu quả đạt được chưa thật sự mĩ mãn thì hằng ngày có thể kết hợp day bấm thêm huyệt hội âm.


Huyệt vị này nằm ở giữa bìu và hậu môn, là nơi hội tụ của các nếp da chạy từ hậu môn, phần sinh dục ngoài và hai bên háng tới, có công dụng bổ thận cố tinh, thanh lợi thấp nhiệt.


Phương thức tác động: dùng ngón tay giữa day bấm huyệt với một lực vừa phải trong 2 phút.


Trong lúc sinh hoạt vợ chồng, khi có cảm giác sắp xuất tinh, người chồng tự mình dùng ngón tay trỏ hoặc ngón tay giữa bấm huyệt vị này một lực thật mạnh thì hiệu quả sẽ chắc chắn hơn.