Thứ Năm, 10 tháng 11, 2011

Đã có phương thức điều trị bệnh tay chân miệng


Ông già Ozon: "Người của Bộ Y tế nên học lại vật lý lớp 7"

Thứ sáu 11/11/2011 06:40
(GDVN) - “Ngay khi tôi dập dịch xong tại Ninh Thuận, tôi chỉ mong Bộ Y tế cho người của mình học lại vật lý lớp 7 và hóa học lớp 8”.
21h30 tối qua (10/11), PV Báo GDVN tiếp tục liên hệ với “Ông già Ozon” Nguyễn Văn Khải về việc triển khai chống dịch tay chân miệng (TCM) giúp bà con ở tỉnh Ninh Thuận. TS.Khải cho hay: “Đến giờ phút này, tôi khẳng định là tôi đã thành công rồi, có vô số bà con ở Hà Nội và nhiều tỉnh gọi điện, gửi thư điện tử, đến tận nhà nhờ… tất cả đều sử dụng Anolyt và có kết quả tốt. 4h sáng mai, tôi sẽ mang theo một máy nhỏ bay vào Nha Trang, rồi từ đó đến Ninh Thuận.

Tôi cũng đề nghị với ông Trần Xuân Hòa – Phó Chủ tịch Thường trực tỉnh Ninh Thuận phải ngay lập tức huy động tất cả máy tạo Anolyt ở các cơ sở chế biến thủy sản và các cơ sở y tế để tôi triển khai dập dịch cho bà con”.
Người dân đến tận nhà TS.Khải xin Anolyt
TS.Khải cho hay, ông đang chuẩn bị một số đồ dùng cá nhân cần thiết, sẵn sàng ở lại với nhân dân tỉnh Ninh Thuận 1 tuần để chống dịch TCM.

Khi PV hỏi: Ông có chắc chắn sẽ dập dịch thành công như những lần trước đây? TS.Khải trả lời dứt khoát: “Tôi tự nguyện xin ngồi tù nếu không làm được việc ấy cho nhân dân tỉnh Ninh Thuận. Tôi cũng nói thẳng, những ngày vừa qua tôi tư vấn cho hàng trăm người dân ở Hà Nội và nhiều tỉnh khác, nếu mà tôi nói sai thì họ sẽ không tha cho tôi đâu, cho đến giờ này cũng có hàng trăm người gọi điện cảm ơn rồi.
Tôi rất mừng vì các cháu đã thoát bệnh. Tôi gần 70 tuổi rồi, không nói đùa với tính mạng con người được, đó là thế hệ tương lai của đất nước, là đồng bào của tôi… chỉ có những kẻ lòng dạ xấu xa thì mới nói những điều xằng bậy.

Thứ Sáu, 28 tháng 10, 2011

“Tôi xin đi tù nếu không chữa được bệnh chân tay miệng”


(GDVN) – TS.Nguyễn Văn Khải (hay còn gọi là ông già Ozon) khẳng định, nếu không chữa được bệnh chân tay miệng cho trẻ thì… xin đi tù.

Theo TS.Nguyễn Văn Khải, tất cả những ai là dân miền biển, họ tiếp xúc thường xuyên với nước biển thì không bao giờ bị ngứa ngáy, lở loét gì. Đó chính là căn nguyên mà chúng ta phải tìm hiểu về cách điều trị bệnh “chân tay miệng”.

“Ông già Ozon” Nguyễn Văn Khải

Trên một số diễn đàn hiện nay đang có những thông tin về việc TS.Nguyễn Văn Khải thông báo chữa bệnh “chân tay miệng” miễn phí cho trẻ em như sau: Trên toàn lãnh thổ Việt Nam, bất kể nơi đâu kể cả vùng sâu vùng xa, vùng núi cao hẻo lánh, nếu có trẻ em nào xuất hiện nốt đỏ ở chân tay, bị phồng rộp trong miệng (bệnh tay chân miệng) thì hãy liên lạc với ông già ozon – tiến sĩ Nguyễn Văn Khải theo số điện thoại: 0904.183.670 – địa chỉ email: khaiozone@gmail.com. Chỉ sau 2 ngày, tôi sẽ có mặt để chữa bệnh miễn phí cho trẻ em.

Chủ Nhật, 23 tháng 10, 2011

CHẾ ĐỘ ĂN CHO NGƯỜI SUY THẬN


Trước khi được lọc máu, người bị suy thận phải theo chế độ ăn giới hạn về muối và chất đạm (thịt, cá, tôm, cua, gà, vịt…).
Thận nhân tạo giúp loại bỏ khỏi cơ thể các chất dư thừa do ăn uống đưa vào. Tuy nhiên, chức năng của nó không thể hoàn hảo như thận bình thường, nên chế độ ăn của bệnh nhân lọc thận có thể thay đổi hơn so với trước khi lọc thận, nhưng không được ăn uống như bình thường.

Chữa Suy Thận Bằng Đông Y - Hy Vọng Cho Người Chạy Thận


Chữa Suy Thận Bằng Đông Y - Hy Vọng Cho Người Chạy Thận

Chào các bạn đang chạy thận nhân tạo.
Đọc các bài viết về các bạn trên báo chí, tôi rất xót xa cho hoàn cảnh của những bệnh nhân trong hoàn cảnh này. Những người còn trẻ, đầy hoài bão ước mơ giờ phải chịu cảnh bó buột với máy chạy thận , không còn có thể sống một cuộc đời bình thường như bao người khác.
Theo báo cáo của hội nghị thận nhân tạo 2009, Việt Nam hiện có khoảng 6 triệu người bị suy thận, trong đó vài trăm ngàn người bị nặng phải chạy thận nhân tạo. Quả là con số khủng khiếp.
Tôi yêu thích về chữa bệnh, nhất là đông y, nên miệt mài nghiên cứu về sách của Hải Thượng Lãn Ông. Năm 2000, tôi có học thêm ở Viện y học dân tộc TP HCM. Qua vài năm thực hành chữa bệnh, Tôi phát hiện ra trong sách của Hải Thượng có rất nhiều bài thuốc quý giá, có thể nói là vô giá ! Vì nó có thể chữa được những bệnh bây giờ mà người ta gọi là nan y.
Tôi nhận thấy các thầy thuốc đông y hiện tại ít biết áp dụng các nguyên lý chữa bệnh của Hải Thượng, nên chữa bệnh thường không hiệu quả, làm người bệnh quay lưng với nền y học dân tộc , mà chạy theo tây y.
Nay với lòng không vụ lợi, chỉ muốn giúp đỡ những hoàn cảnh khó khăn, Tôi đăng bài thuốc chữa bệnh thận tốt nhất được trích trong sách " Hải Thượng y tông tâm lĩnh " mà tôi áp dụng thành công. Tôi cũng tìm cách đăng bài trên nhiều báo điện tử để nhiều người có thể tiếp cận được. Mong những ai vô tình đọc được bài này hãy giới thiệu cho những người đang chạy thận nhân tạo, hoặc có thể coppy thành tờ rơi để phân phát, đó là công đức rất lớn mà các bạn đem lại cho họ, Bởi vì những người bệnh đang ngày đêm với bệnh viện, chắc là không có thời gian rảnh rỗi lên máy tính vào mạng .

Thứ Tư, 21 tháng 9, 2011

Hai bài thuốc chữa suy thận mạn


GS Lâm Quang Thiệp (số nhà 121 Chung cư đường sắt, 35 Láng Hạ, Hà Nội) cho biết: Tôi bị bệnh gút, uống nhiều thuốc chứa corticoid dẫn tới suy thận độ 2 với chỉ số Creatinin trong máu đã lên tới 230mg. Sau 2 tháng uống "bổ thận dưỡng vinh" chỉ số Creatinin trong máu của tôi đã xuống 100mg gần như bình thường. Tôi tiếp tục uống mỗi năm một vài đợt, đến nay sau 14 năm, thận của tôi vẫn ổn định bình thường. Đặc biệt, nhờ uống thuốc Đông y tôi cũng không phải dùng thuốc gút của Tây y nữa mà bệnh cũng giảm nhiều, không còn các cơn đau nặng nữa". Ông Thiệp cho hay, nếu bài thuốc của GS.TS Hoàng Tuấn không được truyền lại thì thật tiếc cho bệnh nhân.




f
GS.TSKH Hoàng Tuấn đang nói về âm dương ngũ hành chữa bệnh tại Trung tâm Unesco.




Theo GS.TSKH Hoàng Tuấn, người bị suy thận là người còn nguyên hai thận nhưng những đơn vị trong thận đã bị hỏng đến 2/3 (hai quả thận gồm 2,5 triệu đơn vị thận), còn nếu thận bình thường thì kể cả khi "cho" một quả thận, chỉ còn một quả, thận bù trừ vẫn hoạt động bình thường. Chữa suy thận là chữa nội thận (thận bên trong) chứ không phải ngoại thận (tinh hoàn) vì quan niệm thận trong Đông y thường được hiểu là gồm cả cơ quan sinh dục của nam giới.
Điều trị suy thận mạn bằng Đông y là sử dụng các bài thuốc nuôi dưỡng cơ thể, giải độc lợi tiểu nhằm chống viêm và phục hồi các tế bào sắp chết vì xơ hóa. Tuyệt đối không được dùng các thuốc cả Đông và Tây y sẽ có hại cho thận. Đối với các bệnh nhân suy thận mạn, ông phối hợp theo quan niệm về âm dương, thủy hỏa... của người xưa, dùng cả hai bài thuốc "Lục vị" và "Bát vị", tùy từng bệnh nhân mà gia giảm các liều lượng cho thích hợp.


Thông thường, một bài thuốc của ông có từ 30 - 35 vị, nhiều vị có  tính "thực phẩm", tự tay ông phải đi chọn thuốc và bào chế cho bảo đảm vì cùng một vị thuốc chỉ cần lấy đoạn khác nhau giữa thân, rễ và cành, kết quả cũng khác nhau. Trong quá trình điều trị của mình, ông đã nghiên cứu trên 28 bệnh nhân bị suy thận mạn, có 5 người suy thận có mức urê từ 350 - 370mg% dùng thuốc đến nay hơn 3 năm vẫn còn sống. Trong khi 3 người khác có mức urê như thế cho đi chạy thận nhân tạo đều tử vong không quá được 6 tháng. 


Địa chỉ nhà GS Hoàng Tuấn: 86A đường TRẦN BÌNH, đối diện chợ MỸ ĐÌNH 

KEO ONG TRỊ VIÊM LOÉT DẠ DÀY TÁ TRÀNG




Keo ong là nhựa của các loài cây (nhất là các chồi mầm) được con ong nghiền nát luyện với sáp mà thành, có màu nâu hay vàng sẫm.


Ong dùng loại keo này để gắn các khung cầu của bánh tổ, bịt kín các khe hở và bọc lấy xác các côn trùng bị chết trong tổ ong. Nhờ đó mà tổ ong tránh được ẩm ướt do mưa, khỏi gió lạnh và không bị bẩn thỉu, hôi hám.

Thành phần hóa học của keo ong gồm 50-55% dầu nhựa, 8-10% tinh dầu, 30% hợp chất sáp và 5% phấn hoa.

Trong y học cổ truyền, keo ong được dùng với tên thuốc là phong giao, có vị nhạt, tính bình, có tác dụng sát khuẩn, kích thích hệ miễn dịch, bảo vệ và phục hồi sự phát triển của da.

Những dấu hiệu của người bị bệnh

Đắng hay ngọt miệng đều đáng sợ





Đắng miệng là dấu hiệu đau ốm, điều này nhiều người biết. Nhưng không mấy người hay rằng ngọt miệng cũng không tốt, vì đó là dấu hiệu tỳ vị hư suy, cơ quan tiêu hóa có vấn đề. Ngoài ra, việc cảm thấy mặn, chua cay, nhạt, chát... đều là biểu hiện xấu.


Nhiều người khi ăn thấy trong miệng có mùi vị khác hoặc không ăn vào cũng có cảm giác mùi vị khác thường. Có thể đây là dấu hiệu mắc một bệnh nào đó.


Miệng đắng: Thấy nhiều ở chứng viêm gan, viêm mật cấp tính, liên quan đến sự trao đổi chất của dịch mật. Miệng đắng còn có thể thấy trong bệnh ung thư; người bệnh không chỉ mất cảm giác với đồ ngọt mà còn tăng dần cảm giác đắng với mọi đồ ăn. Điều này liên quan tới việc thay đổi thành phần trong nước bọt và trở ngại tuần hoàn huyết dịch ở lưỡi.


Đông y cho rằng, người có cảm giác đắng trong miệng thường kèm đau đầu, chóng mặt, mắt đỏ, tính tình nóng nảy dễ cáu giận, đại tiện táo bón, chất lưỡi đỏ, rêu lưỡi mỏng và vàng, mạch huyền..., phần nhiều do gan, mật nhiệt gây nên. Bệnh nhân thường buồn nôn, không thiết ăn uống, nước tiểu đỏ vàng.


Miệng ngọt: Trong miệng cảm thấy có vị ngọt, còn gọi là “khẩu cam”, dù là nước lọc cũng cảm thấy ngọt hoặc ngọt pha một chút chua chua. Triệu chứng này thường thấy ở người có rối loạn tiêu hóa, đái tháo đường.


Đông y cho rằng, ngọt miệng phần nhiều do công năng của tỳ vị không bình thường gây nên, gồm hai loại. Một loại miệng ngọt do ăn các đồ cay quá, biểu hiện là miệng ngọt mà khát thích uống nước, hoặc môi lưỡi sinh mụn lở, đại tiện táo bón, lưỡi đỏ, rêu lưỡi khô, mạch nhanh. Loại miệng ngọt do tuổi già hoặc bị bệnh lâu ngày, biểu hiện là miệng ngọt khô, uống nước không nhiều, hơi thở ngắn, người mệt mỏi, không thiết ăn uống, đầy bụng, đại tiện lúc lỏng lúc táo.


Miệng mặn: Thấy nhiều trong viêm họng hạt mạn, viêm thận mạn tính, bệnh về chức năng cơ quan thần kinh hoặc lở loét khoang miệng. Đông y cho rằng miệng mặn phần nhiều do thận hư, kèm theo mỏi lưng mỏi gối, váng đầu ù tai, mồ hôi trộm, di tinh, rêu lưỡi ít, mạch đập nhỏ. Nếu có lạnh buốt chân tay, thần sắc uể oải, mỏi mệt rã rời, đi giải đêm nhiều lần, liệt dương, lưỡi dày... gọi là miệng mặn do thận dương hư.


Miệng chua: Gặp nhiều trong bệnh dạ dày như viêm loét dạ dày. Đông y cho rằng miệng chua phần nhiều do nhiệt gan mật ngấm vào tỳ gây nên, thường kèm theo tức ngực, đau sườn, buồn nôn, sau khi ăn thì đầy bụng, rêu lưỡi mỏng vàng, mạch huyền.


Miệng cay: Là trong miệng cảm thấy cay hay đầu lưỡi tê cay, thường thấy ở những người cao huyết áp. Đông y cho rằng miệng cay phần nhiều do phế nhiệt đầy ắp hoặc vị hỏa bốc lên gây ra, thường kèm ho khạc ra đờm màu vàng đặc, rêu lưỡi vàng mỏng.


Miệng nhạt: Vị giác trong miệng suy giảm, tự cảm thấy trong miệng nhạt nhẽo, thường gặp ở những người mới viêm nhiễm hoặc vào thời kỳ hết viêm như viêm ruột, lỵ và các bệnh khác ở hệ thống tiêu hóa có sinh phát sốt kéo dài. Nhạt miệng còn gặp sau ca đại phẫu, người thiếu dinh dưỡng.


Ngoài ra, miệng nhạt nhẽo vô vị, vị giác suy giảm thậm chí mất hẳn cũng là một đặc trưng của bệnh ung thư, nhất là khi xuất hiện ở một người tuổi trung niên.


Đông y cho rằng miệng nhạt phần nhiều do tỳ vị suy nhược sau khi ốm, việc vận hóa suy yếu, thường kèm các triệu chứng chán ăn, chân tay mệt mỏi rã rời, bụng đầy chướng, rêu lưỡi trắng.


Miệng chát: Hiện tượng này thường thấy ở những người có bệnh tại hệ thống thần kinh, thức thâu đêm không ngủ. Chỉ cần điều chỉnh lại thời gian ngủ là có thể loại được chát miệng. Một số khối u ác tính vào thời kỳ cuối gây chát miệng.


Miệng thơm: Bệnh nhân tự thấy trong miệng có mùi thơm hoa quả, hay gặp trong bệnh đái đường nặng.

(Theo Sức Khỏe & Đời Sống)

Trang blog hướng dẫn chữa bệnh, ăn uống, dưỡng sinh

Khí công y đạo Việt Nam Đỗ Đức Ngọc

Thầy Đỗ Đức Ngọc
Chào mừng các bạn và học viên trên thế giới đã đến với trang Khí Công Y Đạo Việt Nam.
Thầy Đỗ Đức Ngọc là người sáng lập ra môn khí công tự chữa bệnh riêng của người Việt Nam lấy tên là Khí Công Y Đạo Việt Nam và đã dạy môn này ở Saigon, từ năm 1980 và đã truyền bá môn học này từ năm 1993 khi sang định cư tại Canada.

Khí Công Y Đạo: Là một phương pháp tổng hợp của đông y học cổ truyền bao gồm cách điều chỉnh bệnh bằng ăn uống thuộc tinh, cách điều chỉnh bệnh bằng tập luyện cơ thể để chuyển tinh lực ra khí lực thuộc khí, và cách điều chỉnh bệnh bằng phương pháp tập thở thiền là điều dưỡng tinh thần an vui hòa hợp thuộc thần. Vì tất cả nguyên nhân gây bệnh đều do xáo trộn chức năng thần kinh do ăn uống sai lầm làm tinh sai, kém tập luyện cơ thể làm khí thiếu, hoặc xáo trộn tâm lý bất thường như giận hờn, ghen ghét, lo âu, sợ hãi, buồn chán, làm việc căng thẳng qúa độ khiến thần kinh suy nhược gọi là thần suy.
Tinh sai, khí thiếu, thần suy là do tự mình làm ra. Tìm hiểu nguyên nhân gây bệnh do sai lầm ăn ngủ nghỉ không điều độ và không tập luyện thân thể làm rối loạn chức năng thần kinh thì mình phải biết cách tự điều chỉnh lại những sai lầm ấy. Vì thế tập luyện khí công y đạo để tự chữa bệnh chính là cách điều chỉnh lại tinh khí thần theo phương pháp tự nhiên của y học cổ truyền đông phương.
Định nghĩa từng chữ Khí Công Y Đạo thì Khí là hơi thở, là sự khí hoá, sinh hóa và chuyển hóa tinh thành khí, chuyển khí hóa thần. Chữ Công là công phu luyện tập hơi thở, công phu học hỏi hiểu lý thuyết biết thực hành cách chuyển tinh hoá khí, khí hóa thần. Chữ Y là tìm hiểu y lý nguyên nhân gây bệnh và cách điều chỉnh cho khỏi bệnh. Chữ Đạo là con đường hướng dẫn y lý đông phương và là con đường tu tâm dưỡng tánh nhu hòa để bảo tồn nội lực của tinh khí thần, nội lực của tinh là tinh lực, nội lực của khí là khí lực và nội lực của thần là thần lực..

Thứ Sáu, 5 tháng 8, 2011

Những lời Phật dạy








Mười bốn điều răn của Phật


1. Kẻ thù lớn nhất của đời người là chính mình.

2. Ngu dốt lớn nhất của đời người là dối trá.

3. Thất bại lớn nhất của đời người là tự đại.

4. Bi ai lớn nhất của đời người là ghen tị.

5. Sai lầm lớn nhất của đời người là đánh mất mình.

6. Tội lỗi lớn nhất của đời người là bất hiếu.

7. Đáng thương lớn nhất của đời người là tự ti.

8. Đáng khâm phục lớn nhất của đời người là vươn lên sau khi ngã.

9. Phá sản lớn nhất của đời người là tuyệt vọng.

10. Tài sản lớn nhất của đời người là sức khoẻ, trí tuệ.

11. Món nợ lớn nhất của đời người là tình cảm.

12. Lễ vật lớn nhất của đời người là khoan dung.

13. Khiếm khuyết lớn nhất của đời người là kém hiểu biết.

14. An ủi lớn nhất của đời người là bố thí.



Thứ Hai, 11 tháng 7, 2011

Năm thức tập Suối Nguồn Tươi Trẻ của Tây Tạng

Suối nguồn tươi trẻ --- được biết đến lần đầu tiên vào năm 1939, trong cuốn sách "Con mắt khải huyền" của Peter Kelder --- là một bí quyết màu nhiệm vô cùng đơn giản, chỉ gồm 5 động tác, hay gọi theo cách của các Lạt ma Tây Tạng là 5 thức.

Thứ Bảy, 9 tháng 7, 2011

PHẠM TRÙ CÁI ĐẸP

Vị trí của cái đẹp trong đời sống và trong mối quan hệ thẩm mỹ. Cái đẹp chiếm một vị trí quan trọng trong đời sống của con người. Con người lao động sáng tạo theo quy luật của cái đẹp. Cái đẹp đóng vai trò trung tâm của mối quan hệ thẩm mỹ, là tiêu chí để đánh giá các phẩm chất thẩm mỹ khác của hiện thực khách quan.
Cái đẹp là gì? Cái gì là cái đẹp?
Cái đẹp là gì: Đối tượng nào là đẹp
Cái gì là đẹp: Phẩm chất của cái đẹp.




Cái Đẹp theo tinh thần Phật học

Đẹp – tiếng gọi muôn thuở của con người, Đẹp là gì? Làm thế nào để kiến tạo một cuộc sống Đẹp? Có thể nói, không hướng đến cái Đẹp nhân loại không có sự phát triển, không có nền văn minh. Nhưng trong lúc đi tìm cách giải đáp cho câu hỏi ấy đã có những cuộc nhấn chìm sinh mạng cái Đẹp.

Theo dòng chảy triết họ Đông – Tây: thời tiền Socrate, con người bị lãng quên, triết học đi tìm bản thể vũ trụ mang tính thiên nhiên hơn, đến khi Socrate đặt phạm trù cái đẹp thì ông lại nhầm với cái lợi. Quả thật, nếu gặp phải Dương Chu, há ông đã được một cái Đẹp vô cùng lớn – cả thiên hạ; nhưng Dương Chu đã khẳn khái từ chối: "bạt nhất mao dĩ lợi thiên hạ, ngã bất vi." Dẫu sao môn đệ nổi tiếng của ông là Platon, cũng đã phủ định ông từ thuở ấy, với câu hỏi hóc búa: "Thưa Thầy! Cái sọt phân cũng là cái đẹp." Socrate đành ngẩn ngơ. Nhưng cái sọt phân cũng Đẹp đấy! Nếu ông ta không nhìn bằng hữu ngã lưỡng biên mà thấy "bản lai thường tự tịch diệt tướng" và " thị pháp trú pháp vị" thì chắc chắn ông không ngẩn ngơ như thế. Đến Platon, triết học rẽ sang một hướng khác, Platon bất lực trước "dịch biến" của Héraclite và hiểu nhầm "hữu thể" của Parmenide thì thế giới lý niệm của Platon xuất hiện. Bây giờ mọi hiện hữu dưới mắt Platon chỉ là một ảo ảnh của thế giới lý niệm ấy. Một Thượng đế hiện hữu trong triết học. Cả trường kỳ nhà thờ trung cổ, Chúa nắm quyền kiểm soát con người. Ngay cả Aristote, Descarte, Kant, Hegel thì cũng là một thứ triết học bị phóng thể: thay vì họ giúp con người suy nghĩ chính mình thì lại khuyến khích quên mình mà lại đi tìm lẽ huyền vi của tạo hóa. Phải đến Marx, con người mới có chỗ đứng, rất tiếc là chỉ đứng cho xã hội mà quên chỗ đứng chính mình. Và, nếu xã hội cọng sản xuất hiện thì là bước đường cùng của nhân loại khi luật hủy thể của ông được áp dụng một cách triệt để. Sau khi Kiekegaard cảnh tỉnh cái thôi làm người của triết thuyết, tôn giáo; cũng như Nietzsche giết chết Thượng đế để kéo con người xuống lại trần gian; và tiếp nối trường phái Hiện sinh xuất hiện thì con người mới có chỗ đứng cho chính mình. Rất tiếc họ đặt con người đứng trong chán chường với kẻ lạ mặt trong thế giới buồn nôn của cõi người ta . để rồi khi giao cho họ tự quyết định thân phận của mình, thì con người lại tìm phương thức tự tử hơn là tìm lại chính mình, chủ nghĩa cá nhân độc đoán ra đời. Ở phương Đông, nền triết học được xem là hướng nội, nhưng Bà-la-môn giáo đưa con người vào cơn ngủ say và triệt tiêu ý thức-ý thức cái để làm người lại bị chối bỏ; làm sao còn là người! Và đạo Lão thì mơ màng cùng hồ điệp trong lẽ sống tự nhiên. Thế nhưng:

"Lưu thủy há sơn vô hữu ý
Bạch vân xuất tụ bổn vô tâm."
(Trần Thái Tông)

Bản chất của cái đẹp

Cái đẹp không chỉ là đối tượng nghiên cứu của mỹ học mà nó còn là một lĩnh vực rất đa dạng phong phú của nhiều ngành khoa học khác. Khái niệm cái đẹp được con người sử dụng một cách phổ biến dùng để chỉ ý nghĩa xã hội về mức độ của sự hoàn thiện – hoàn mỹ trong tính đa dạng, phong phú của các quan hệ thẩm mỹ.
Thật khó khăn để định nghĩa cái đẹp, xây dựng những chuẩn mực của cái đẹp. Vì thế, mà L.Tônxtôi đã viết: “Sách viết về cái đẹp đã chất lên thành núi, nhưng cái đẹp vẫn là một câu đố giữa cuộc đời”. Hoặc như Hêghen thì hãy để mặc cái đẹp trong “vương quốc của cảm giác”. Còn Cantơ: thì hãy dành hoàn toàn cho sự thưởng ngoạn trực tiếp, để khỏi phá vỡ tính toàn vẹn, đánh mất vẻ tươi nguyên vốn có của nó. Vậy cái đẹp, nguốc gốc, bản chất và qui luật của cái đẹp là gì? Trong lịch sử mỹ học có những cách thức tiếp cận cơ bản nào nghiên cứu cái đẹp?
Trước hết, cái đẹp bắt nguồn từ hiện thực, có cơ sở khách quan trong đời sống, nhưng đồng thời nó cũng dùng để đánh giá tất cả những hiện tượng thẩm mỹ tích cực có tính hoàn thiện, hoàn mỹ. Cái đẹp được hình thành khi con người biết đối chiếu, soi sánh với cái xấu. Từ những sự quan sát bình thường chỉ ra cái gì đẹp, cái gì xấu, đến chỗ có thể định nghĩa về cái đẹp quả là một quá trình lâu dài, khó khăn trong lịch sử mỹ học.
Chính vì vậy, lúc đầu con người đã biết dùng khái niệm cái đẹp để chỉ tất cả những gì của đời sống thẩm mỹ có khả năng khơi dậy ở nới tâm hồn những cảm xúc thẩm mỹ trong quá trình con người đồng hoá, sáng tạo và cảm thụ thẩm mỹ. Người ta coi cái đẹp là sự hài hoà, sự đối xứng, sự tao nhã, sư linh hoạt, là cái có chất lượng, là cái trật tự. Tiến dần lên, người ta coi cái đẹp gắn liền với sự tiến bộ, cách mạng và mang tính nhân văn.

Thứ Tư, 22 tháng 6, 2011

KTS TRẦN THANH VÂN: NÚI TỔ BA VÌ và CHIẾN TRANH PHONG THỦY

Xin phép tác giả tôi được lưu giữ để nghiên cứu

BA VÌ và CHIẾN TRANH PHONG THỦY
KTS Trần Thanh Vân

A. Phong Thủy?

Phong là GIÓ, Thủy là NƯỚC, nghiên cứu Phong Thủy thực chất là nghiên cứu nguồn gió và dòng nước. Muốn làm được việc đó, cần có những cứ liệu chính xác về địa lý cảnh quan, để rồi hoặc tận dụng những điều kiện ưu việt của nó, giúp con người sống ngày một tốt hơn, hoặc khắc chế những yếu tố bất lợi của nó, để giảm bớt tai họa cho cuộc sống của mỗi người.

Ở tầm “vi mô”, các thầy phong thủy hành nghề theo yêu cầu của các gia chủ, họ chỉ xem xét phạm vi chật hẹp của ngôi nhà, thửa đất nho nhỏ của một gia đình, họ chỉ được quan sát môi trường hẹp xung quanh mảnh đất, đường đi lại, dòng sông chẩy qua, mái đình, ngôi chùa ở gần đó, cái cột điện, cây đa truyền sinh khí hay lưu âm khí … rồi ông thầy đưa ra các giải pháp chế ngự hung khí, khai thác sinh khí bằng cách trổ cổng ngõ, đào ao, trồng cây, hoặc có khi chỉ treo trước nhà một tấm gương hay một lá bùa… Ông thầy có thể hiểu, nhưng không thay đổi được vận khí của một vùng đất, của cả làng, cả huyện, cả tỉnh hoặc cả một quốc gia. Thực tế, đã có nhiều thầy giỏi, hành nghề có uy tín, được nhiều người hâm mộ. Nhưng, ta hãy thử nghĩ xem, nếu cả huyện, cả tỉnh hay cả quốc gia của ta bị lụn bại, thì việc bám vào tấm gương hay lá bùa trước cổng, điều hanh thông có đến được với gia đình ta và con cháu ta không?

Ở tầm “vĩ mô”, các nhà nghiên cứu phong thủy địa mạch có tầm nhìn bao quát hơn, rộng hơn và cơ bản hơn. Từ hình dạng đất nước, từ cấu trúc địa hình, dẫy núi, dòng sông… con người phải tận dụng, nhưng phải tôn trọng, làm những việc hợp với nguyên lý khoa học, hợp với thời đại và mang lại lợi ích trường tồn cho đất nước ta, tức là cho mỗi chúng ta.

Thứ Bảy, 4 tháng 6, 2011

Tuyên ngôn Độc lập khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa 2/9/1945


Hỡi đồng bào cả nước,


"Tất cả mọi người đều sinh ra có quyền bình đẳng. Tạo hóa cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được; trong những quyền ấy, có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc".


Lời bất hủ ấy ở trong bản Tuyên ngôn Độc lập năm 1776 của nước Mỹ. Suy rộng ra, câu ấy có ý nghĩa là: tất cả các dân tộc trên thế giới đều sinh ra bình đẳng, dân tộc nào cũng có quyền sống, quyền sung sướng và quyền tự do.


Bản Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền của Cách mạng Pháp năm 1791 cũng nói: Người ta sinh ra tự do và bình đẳng về quyền lợi; và phải luôn luôn được tự do và bình đẳng về quyền lợi.


Đó là những lẽ phải không ai chối cãi được.