Thứ Tư, 21 tháng 9, 2011

Hai bài thuốc chữa suy thận mạn


GS Lâm Quang Thiệp (số nhà 121 Chung cư đường sắt, 35 Láng Hạ, Hà Nội) cho biết: Tôi bị bệnh gút, uống nhiều thuốc chứa corticoid dẫn tới suy thận độ 2 với chỉ số Creatinin trong máu đã lên tới 230mg. Sau 2 tháng uống "bổ thận dưỡng vinh" chỉ số Creatinin trong máu của tôi đã xuống 100mg gần như bình thường. Tôi tiếp tục uống mỗi năm một vài đợt, đến nay sau 14 năm, thận của tôi vẫn ổn định bình thường. Đặc biệt, nhờ uống thuốc Đông y tôi cũng không phải dùng thuốc gút của Tây y nữa mà bệnh cũng giảm nhiều, không còn các cơn đau nặng nữa". Ông Thiệp cho hay, nếu bài thuốc của GS.TS Hoàng Tuấn không được truyền lại thì thật tiếc cho bệnh nhân.




f
GS.TSKH Hoàng Tuấn đang nói về âm dương ngũ hành chữa bệnh tại Trung tâm Unesco.




Theo GS.TSKH Hoàng Tuấn, người bị suy thận là người còn nguyên hai thận nhưng những đơn vị trong thận đã bị hỏng đến 2/3 (hai quả thận gồm 2,5 triệu đơn vị thận), còn nếu thận bình thường thì kể cả khi "cho" một quả thận, chỉ còn một quả, thận bù trừ vẫn hoạt động bình thường. Chữa suy thận là chữa nội thận (thận bên trong) chứ không phải ngoại thận (tinh hoàn) vì quan niệm thận trong Đông y thường được hiểu là gồm cả cơ quan sinh dục của nam giới.
Điều trị suy thận mạn bằng Đông y là sử dụng các bài thuốc nuôi dưỡng cơ thể, giải độc lợi tiểu nhằm chống viêm và phục hồi các tế bào sắp chết vì xơ hóa. Tuyệt đối không được dùng các thuốc cả Đông và Tây y sẽ có hại cho thận. Đối với các bệnh nhân suy thận mạn, ông phối hợp theo quan niệm về âm dương, thủy hỏa... của người xưa, dùng cả hai bài thuốc "Lục vị" và "Bát vị", tùy từng bệnh nhân mà gia giảm các liều lượng cho thích hợp.


Thông thường, một bài thuốc của ông có từ 30 - 35 vị, nhiều vị có  tính "thực phẩm", tự tay ông phải đi chọn thuốc và bào chế cho bảo đảm vì cùng một vị thuốc chỉ cần lấy đoạn khác nhau giữa thân, rễ và cành, kết quả cũng khác nhau. Trong quá trình điều trị của mình, ông đã nghiên cứu trên 28 bệnh nhân bị suy thận mạn, có 5 người suy thận có mức urê từ 350 - 370mg% dùng thuốc đến nay hơn 3 năm vẫn còn sống. Trong khi 3 người khác có mức urê như thế cho đi chạy thận nhân tạo đều tử vong không quá được 6 tháng. 


Địa chỉ nhà GS Hoàng Tuấn: 86A đường TRẦN BÌNH, đối diện chợ MỸ ĐÌNH 

KEO ONG TRỊ VIÊM LOÉT DẠ DÀY TÁ TRÀNG




Keo ong là nhựa của các loài cây (nhất là các chồi mầm) được con ong nghiền nát luyện với sáp mà thành, có màu nâu hay vàng sẫm.


Ong dùng loại keo này để gắn các khung cầu của bánh tổ, bịt kín các khe hở và bọc lấy xác các côn trùng bị chết trong tổ ong. Nhờ đó mà tổ ong tránh được ẩm ướt do mưa, khỏi gió lạnh và không bị bẩn thỉu, hôi hám.

Thành phần hóa học của keo ong gồm 50-55% dầu nhựa, 8-10% tinh dầu, 30% hợp chất sáp và 5% phấn hoa.

Trong y học cổ truyền, keo ong được dùng với tên thuốc là phong giao, có vị nhạt, tính bình, có tác dụng sát khuẩn, kích thích hệ miễn dịch, bảo vệ và phục hồi sự phát triển của da.

Những dấu hiệu của người bị bệnh

Đắng hay ngọt miệng đều đáng sợ





Đắng miệng là dấu hiệu đau ốm, điều này nhiều người biết. Nhưng không mấy người hay rằng ngọt miệng cũng không tốt, vì đó là dấu hiệu tỳ vị hư suy, cơ quan tiêu hóa có vấn đề. Ngoài ra, việc cảm thấy mặn, chua cay, nhạt, chát... đều là biểu hiện xấu.


Nhiều người khi ăn thấy trong miệng có mùi vị khác hoặc không ăn vào cũng có cảm giác mùi vị khác thường. Có thể đây là dấu hiệu mắc một bệnh nào đó.


Miệng đắng: Thấy nhiều ở chứng viêm gan, viêm mật cấp tính, liên quan đến sự trao đổi chất của dịch mật. Miệng đắng còn có thể thấy trong bệnh ung thư; người bệnh không chỉ mất cảm giác với đồ ngọt mà còn tăng dần cảm giác đắng với mọi đồ ăn. Điều này liên quan tới việc thay đổi thành phần trong nước bọt và trở ngại tuần hoàn huyết dịch ở lưỡi.


Đông y cho rằng, người có cảm giác đắng trong miệng thường kèm đau đầu, chóng mặt, mắt đỏ, tính tình nóng nảy dễ cáu giận, đại tiện táo bón, chất lưỡi đỏ, rêu lưỡi mỏng và vàng, mạch huyền..., phần nhiều do gan, mật nhiệt gây nên. Bệnh nhân thường buồn nôn, không thiết ăn uống, nước tiểu đỏ vàng.


Miệng ngọt: Trong miệng cảm thấy có vị ngọt, còn gọi là “khẩu cam”, dù là nước lọc cũng cảm thấy ngọt hoặc ngọt pha một chút chua chua. Triệu chứng này thường thấy ở người có rối loạn tiêu hóa, đái tháo đường.


Đông y cho rằng, ngọt miệng phần nhiều do công năng của tỳ vị không bình thường gây nên, gồm hai loại. Một loại miệng ngọt do ăn các đồ cay quá, biểu hiện là miệng ngọt mà khát thích uống nước, hoặc môi lưỡi sinh mụn lở, đại tiện táo bón, lưỡi đỏ, rêu lưỡi khô, mạch nhanh. Loại miệng ngọt do tuổi già hoặc bị bệnh lâu ngày, biểu hiện là miệng ngọt khô, uống nước không nhiều, hơi thở ngắn, người mệt mỏi, không thiết ăn uống, đầy bụng, đại tiện lúc lỏng lúc táo.


Miệng mặn: Thấy nhiều trong viêm họng hạt mạn, viêm thận mạn tính, bệnh về chức năng cơ quan thần kinh hoặc lở loét khoang miệng. Đông y cho rằng miệng mặn phần nhiều do thận hư, kèm theo mỏi lưng mỏi gối, váng đầu ù tai, mồ hôi trộm, di tinh, rêu lưỡi ít, mạch đập nhỏ. Nếu có lạnh buốt chân tay, thần sắc uể oải, mỏi mệt rã rời, đi giải đêm nhiều lần, liệt dương, lưỡi dày... gọi là miệng mặn do thận dương hư.


Miệng chua: Gặp nhiều trong bệnh dạ dày như viêm loét dạ dày. Đông y cho rằng miệng chua phần nhiều do nhiệt gan mật ngấm vào tỳ gây nên, thường kèm theo tức ngực, đau sườn, buồn nôn, sau khi ăn thì đầy bụng, rêu lưỡi mỏng vàng, mạch huyền.


Miệng cay: Là trong miệng cảm thấy cay hay đầu lưỡi tê cay, thường thấy ở những người cao huyết áp. Đông y cho rằng miệng cay phần nhiều do phế nhiệt đầy ắp hoặc vị hỏa bốc lên gây ra, thường kèm ho khạc ra đờm màu vàng đặc, rêu lưỡi vàng mỏng.


Miệng nhạt: Vị giác trong miệng suy giảm, tự cảm thấy trong miệng nhạt nhẽo, thường gặp ở những người mới viêm nhiễm hoặc vào thời kỳ hết viêm như viêm ruột, lỵ và các bệnh khác ở hệ thống tiêu hóa có sinh phát sốt kéo dài. Nhạt miệng còn gặp sau ca đại phẫu, người thiếu dinh dưỡng.


Ngoài ra, miệng nhạt nhẽo vô vị, vị giác suy giảm thậm chí mất hẳn cũng là một đặc trưng của bệnh ung thư, nhất là khi xuất hiện ở một người tuổi trung niên.


Đông y cho rằng miệng nhạt phần nhiều do tỳ vị suy nhược sau khi ốm, việc vận hóa suy yếu, thường kèm các triệu chứng chán ăn, chân tay mệt mỏi rã rời, bụng đầy chướng, rêu lưỡi trắng.


Miệng chát: Hiện tượng này thường thấy ở những người có bệnh tại hệ thống thần kinh, thức thâu đêm không ngủ. Chỉ cần điều chỉnh lại thời gian ngủ là có thể loại được chát miệng. Một số khối u ác tính vào thời kỳ cuối gây chát miệng.


Miệng thơm: Bệnh nhân tự thấy trong miệng có mùi thơm hoa quả, hay gặp trong bệnh đái đường nặng.

(Theo Sức Khỏe & Đời Sống)

Trang blog hướng dẫn chữa bệnh, ăn uống, dưỡng sinh

Khí công y đạo Việt Nam Đỗ Đức Ngọc

Thầy Đỗ Đức Ngọc
Chào mừng các bạn và học viên trên thế giới đã đến với trang Khí Công Y Đạo Việt Nam.
Thầy Đỗ Đức Ngọc là người sáng lập ra môn khí công tự chữa bệnh riêng của người Việt Nam lấy tên là Khí Công Y Đạo Việt Nam và đã dạy môn này ở Saigon, từ năm 1980 và đã truyền bá môn học này từ năm 1993 khi sang định cư tại Canada.

Khí Công Y Đạo: Là một phương pháp tổng hợp của đông y học cổ truyền bao gồm cách điều chỉnh bệnh bằng ăn uống thuộc tinh, cách điều chỉnh bệnh bằng tập luyện cơ thể để chuyển tinh lực ra khí lực thuộc khí, và cách điều chỉnh bệnh bằng phương pháp tập thở thiền là điều dưỡng tinh thần an vui hòa hợp thuộc thần. Vì tất cả nguyên nhân gây bệnh đều do xáo trộn chức năng thần kinh do ăn uống sai lầm làm tinh sai, kém tập luyện cơ thể làm khí thiếu, hoặc xáo trộn tâm lý bất thường như giận hờn, ghen ghét, lo âu, sợ hãi, buồn chán, làm việc căng thẳng qúa độ khiến thần kinh suy nhược gọi là thần suy.
Tinh sai, khí thiếu, thần suy là do tự mình làm ra. Tìm hiểu nguyên nhân gây bệnh do sai lầm ăn ngủ nghỉ không điều độ và không tập luyện thân thể làm rối loạn chức năng thần kinh thì mình phải biết cách tự điều chỉnh lại những sai lầm ấy. Vì thế tập luyện khí công y đạo để tự chữa bệnh chính là cách điều chỉnh lại tinh khí thần theo phương pháp tự nhiên của y học cổ truyền đông phương.
Định nghĩa từng chữ Khí Công Y Đạo thì Khí là hơi thở, là sự khí hoá, sinh hóa và chuyển hóa tinh thành khí, chuyển khí hóa thần. Chữ Công là công phu luyện tập hơi thở, công phu học hỏi hiểu lý thuyết biết thực hành cách chuyển tinh hoá khí, khí hóa thần. Chữ Y là tìm hiểu y lý nguyên nhân gây bệnh và cách điều chỉnh cho khỏi bệnh. Chữ Đạo là con đường hướng dẫn y lý đông phương và là con đường tu tâm dưỡng tánh nhu hòa để bảo tồn nội lực của tinh khí thần, nội lực của tinh là tinh lực, nội lực của khí là khí lực và nội lực của thần là thần lực..