Thứ Bảy, 21 tháng 7, 2012

Nước uống từ thảo dược - Nguyễn Lân Dũng


Trên thế giới ngoài nước trà chế biến từ lá của cây Chè xanh (tên khoa học là Camellia sinensis, đôi khi được gọi là chè Assam với tên khoa học của một loài phụ là đôi Camellia sinensis assamica). Cây chè có nguồn gốc từ khu vực Đông Nam Á và những nước có chè nổi tiếng là Trung Quốc (bao gồm cả Đài Loan, Nhật Bản, Việt Nam, Sri Lanka...). Ngoài lá dùng để làm các loại nước uống (chè tươi, trà nóng, trà đá...) thì hạt còn được dùng để ép dầu. Nước ta hàng năm xuất khẩu trung bình tới khoảng 2000 tấn chè khô. Diện tích trồng chè là khoảng 125 000 ha và cho sản lượng khoảng trên 1 triệu tấn mỗi năm. Ngoài cây chè thông thường, một số vùng núi phía Bắc còn có Chè tuyết (hay chè San tuyết) lấy từ những cây chè cổ thụ lâu năm mọc trên núi cao (nhất là ở vùng Suối Giàng (Yên Bái). Thời Pháp thuộc, vào thập niên 1930 chè được đem trồng một cách quy mô trên cao nguyên vùng B’Lao và Dji Ring và vùng này sau chiếm địa vị là vựa chè của tỉnh Lâm Đồng. Khi hái chè người ta phân biệt loại 1 là Chè búp (chỉ chọn toàn búp non của cây chè), loại 2 là lá chè thứ hai, thứ ba. Còn chè lấy từ lá thứ tư, thứ năm được gọi là loại được dùng để chế biến Chè mạn.
      
            Chè xanh                                             Chè Tuyết Suối Già
         Bản chất chè là một thảo dược. Các nghiên cứu ở nhiều nước trong lá chè Assam có chứa 22.2% polyphenol, 17.2% protein, 4.3% caffeine, 27.0% cellulose thô, 0.5% tinh bột, 3.5%  đường khử, 6.5% pectin, 2.0% chất chiết xuất bằng ether và 5.6%  tro (muối khoáng). Trong 100 g chè khô còn có chứa một nhiệt lượng khoảng 293 calo, 8.0 g nước, 24.5 g protein, 2.8 g lipidt, 58.8 g hydratcarbon, 8.7 g cellulose, 5.9 g tro, 327 mg Ca, 313 mg P, 24.3 mg Fe, 50 mg Na, 2700 UG đương lượng beta-carotene, 0.07 mg thiamine (B1), 0.8 mg riboflavin (B2), 7.6 mg niacin (B3), và 9 mg acid ascorbic (C) (theo Duke và Atchley, 1984). Lá chè còn có chứa acid malic và acid oxalic cùng với kaempferol, quercitrin, theophylline, theobromine, xanthine, hypoxanthine, adenine, gôm (gums), dextrins, và inositol. Thành phần dầu bay hơi chủ yếu (0.007-0.014% trọng lượng tươi của lá) chủ yếu là hexenal, hexenol, và các aldehyde bậc thấp, butyraldehyde, isobuteraldehyde, isovaleraldehyde, n-hexyl, benzyl và các phenylethyl alcohol, phenol, cresol, hexoic acid, n-octyl alcohol, geraniol, linalool, acetophenone, benzyl alcohol, citral. Một số thành phần trong lá chè có tác dụng chống oxy hóa như catechin, epigallocatechin, epigallocatechin gallate (Leung, 1980).
         Tác dụng dược liệu của chè được xác định từ lâu trong các y văn Trung Hoa. Chủ yếu là các tác dụng chống độc (antitoxic), lợi tiểu (diuretic), long đờm (expectorant), kích thích (stimulant) và kích hoạt dạ dày (stomachic) (theo Leung, 1980). Chè còn có tác dụng co (astringent), kích thích (stimulant) và tác động như chất làm dịu thần kinh (giảm đau đầu). Nó còn có tác dụng làm tiêu tan rối loạn thần kinh (digestive disturbances). Lá chè có tạc dụng dieetjn trực khuẩn lỵ và amib lỵ (amebic dysentery), chống viêm dạ dày-ruột (gastroenteritis) và viêm gan (hepatitis). Ngoài ra còn có hiệu ứng chống xơ vữa động mạch (antiatherosclerotic) và có hoạt tính của vitamin P (theo Leung, 1980).. Duke và Wain (1981) chứng minh chè được dân gian dùng để giảm đau (analgesic), giải độc (antidotal), chất làm se (astringent), trợ tim (cardiotonic), thông trung tiện (carminative), chống viêm (demulcent), trợ giúp tiêu hóa (digestive), lợi tiểu (diuretic), long đờm (expectorant), tăng tiết sữa (lactagogue), gây mê (narcotic), bổ thần kinh (nervine), thanh nhiệt (refrigerant), kích thích (stimulant), kích hoạt dạ dày (stomachic)... .
         Chè rõ ràng là một loại đồ uống tốt, vừa có tác dụng giải khát, vừa có tác dụng bồi dưỡng sức khỏe, tăng sức đề kháng với nhiều loại bệnh tật (kể cả bệnh ung thư).