Thứ Sáu, 25 tháng 5, 2012

Điều gì xảy ra trong não khi ngồi thiền?



Nghiên cứu não bộ thầy tu đang ngồi thiền, các nhà khoa học Mỹ phát hiện thùy thái dương hoạt động mạnh hơn, còn thùy đỉnh lại hầu như không hoạt động so với bình thường. Điều này dẫn đến sự xóa bỏ cảm nhận về không gian và thời gian, giúp người hành thiền rời bỏ bản ngã.
Bác sĩ Andrew Newberg và cộng sự tại Đại học Pennsylvania (Mỹ) đã dùng kỹ thuật chụp cắt lớp phóng xạ positron (PET:positron emission tomography) để nghiên cứu các phản ứng trong não bộ của các nhà sư Tây Tạng khi họ ngồi thiền khoảng một tiếng đồng hồ.
Newberg nói: "Tôi cho rằng, chúng ta đang ở giai đoạn thuận lợi nhất để khám phá tôn giáo và các vấn đề tâm linh theo những cách mà trước đó người ta không tưởng tượng ra được". Nói như vậy, Newberg muốn đề cao kỹ thuật chụp cắt lớp PET - một kỹ thuật đã giúp việc nghiên cứu não bộ tiến những bước đáng kể trong thời gian gần đây.
Mất cảm nhận về không gian và thời gian
Khi các nhà sư đã chìm sâu vào trạng thái thiền, họ được tiêm vào mạch máu một lượng nhỏ chất phóng xạ màu. Các hạt positron màu này giúp người ta quan sát sự di chuyển của máu lên những khu vực nhất định trong não nhờ một máy đếm phóng xạ; qua đó, đánh giá được sự hoạt động mạnh - yếu của những khu vực này.
Sau đó, Newberg đã so sánh các bức ảnh chụp não bộ nhà sư khi ngồi thiền với các bức chụp lúc bình thường. Ông rút ra kết luận: Khi thiền, phần não bộ ở thùy thái dương nhà sư hoạt động mạnh hơn. (Vùng não này luôn hoạt động mạnh khi người ta tập trung sự chú ý vào một việc gì đó).
Ngoài ra, Newberg còn quan sát được sự giảm hoạt động ở vùng thùy đỉnh sau não. Thông thường, thùy này chịu trách nhiệm về việc định hướng trong không gian. Có lẽ đây là bằng chứng củng cố giả thuyết cho rằng, hành thiền giúp người ta xa rời cảm nhận về không gian. 
Theo Newberg, khi thiền, người ta thường xuyên cảm thấy không có không gian và thời gian. Điều này cũng khá trùng lặp với những lời kể thường nghe về các trải nghiệm tâm linh.
Cũng theo Newberg, khi người ta đã có trải nghiệm về những cảnh giới lạ, họ có thể hiểu được thực tại rộng lớn hơn và rõ ràng hơn người khác. Ông nói: "Khi những cảm nhận của họ về về thế giới tâm linh đã trở nên mạnh mẽ và rõ ràng, thì thậm chí họ còn nhận biết thế giới này chính xác hơn tư duy khoa học của chúng ta".

Thần dược Đông Trùng Hạ Thảo



Đông trùng hạ thảo là gì? 


Đó là một dạng cộng sinh giữa một loài nấm túi có tên khoa học là Cordyceps sinensis (Berk.) Sacc. với sâu non (ấu trùng) của một loài côn trùng thuộc chi  Hepialus. Thường gặp nhất là sâu non của loài Hepialus armoricanus. Ngoài ra còn 40 loài khác thuộc chi Hepialus cũng có thể bị Cordyceps sinensis ký sinh. Vào mùa đông nấm bắt đầu ký sinh vào sâu non và làm chết sâu non vì ăn hết chất dinh dưỡng của chúng. Mùa hè ấm áp nấm bắt đầu mọc ra khỏi sâu như một ngọn cỏ và vươn lên khỏi mặt đất. Đầu của ngọn nấm là một thể đệm (stroma) hình trụ thuôn nhọn. Chỉ phát hiện được ĐTHT vào mùa hè ở một số cao nguyên cao hơn mặt biển từ 3500 đến 5000m. Đó là các vùng Tây Tạng, Tứ Xuyên, Thanh Hi, Cam Túc, Vân Nam...


 

 

Thành phần

            Các phân tích hoá học cho thấy trong sinh khối (biomass) của ĐTHT có 17 acid amin khác nhau, có D-mannitol, có lipid, có nhiều nguyên tố vi lượng (Al, Si, K, Na...). Quan trọng hơn là trong sinh khối ĐTHT có nhiều chất hoạt động sinh học mà các nhà khoa học đang phát hiện dần dần ra nhờ các tiến bộ của ngành hoá học các hợp chất tự nhiên. Nhiều hoạt chất này có giá trị dược liệu thần kỳ. Trong đó phi kể đến  cordiceptic acid, cordycepin, adenosine, hydroxyethyl-adenosine. Đáng chú ý hơn c là nhóm hoạt chất HEAA ( Hydroxy-Ethyl-Adenosine- Analogs). ĐTHT còn có chứa nhiều loại vitamin (trong 100g ĐTHT có 0,12 g vitamin B12; 29,19 mg vitamin A;  116,03 mg vitamin C, ngoài ra còn có vitamin B2 (riboflavin), vitamin E, vitamin K...)
Chi nấm Cordyceps có tới 350 loài khác nhau, chỉ riêng ở Trung Quốc đã tìm thấy  60 loài. Tuy nhiên cho đến nay người ta mới chỉ nghiên cứu nhiều nhất được về 2 loài Cordyceps sinensis (Berk.) Sacc. và Cordyceps militaris (L. ex Fr.) Link. Loài thứ hai được gọi là Nhộng trùng thảo
 Sưu tập giống của chúng tôi hiện đã có tới 3000 chủng, nhưng mỗi lần có thêm được một chủng vi sinh vật mới là một lần chúng tôi thêm một hy vọng có thể đóng góp cho đất nước một sản phẩm mới.
            Ai sang Trung Quốc cũng muốn mua làm quà một ít Đông trùng hạ thảo vì danh tiếng của loại dược liệu này quá lớn và đem tặng ai cũng quý.



Tại một Viện nghiên cứu Công nghệ sinh học (CNSH) Trung Quốc  đã giới thiệu cho Đoàn chúng tôi việc phân lập thành công nấm Cordyceps sinensis trong Đông trùng hạ thảo và chứng minh được mọi dược liệu đều nằm trong phần hạ thảo chứ không hề có gì trong phần Đông trùng. Vậy là họ đã có trong tay một của quý. Những lần sang Trung Quốc gần đây tôi đã thấy những viên nang Đông trùng hạ thảo (ĐTHT) trong các vỉ thuốc rất đẹp và với giá rẻ hơn rất nhiều so với mẫu Đông trùng hạ thảo tự nhiên mà chúng ta vẫn thấy bán ở phố Lãn Ông.
            Năm qua tôi được tham dự một Hội nghị quốc tế về Công nghệ sinh học họp ở Thái Lan và tôi rất ngạc nhiên khi thấy không chỉ có các báo cáo rất sâu về ĐTHT của các nhà khoa học Trung Quốc mà còn có các báo cáo sâu hơn nữa về ĐTHT của các nhà khoa học Mỹ.

 

 

 

Chuột Rút










Đang đắm mình trong giấc ngủ say, đột nhiên ông Vân thấy bắp chân co giựt liên hồi rồi đau nhức từ gót chân lên đầu gối, đau chịu không nổi, như cắt thịt đứt da. Ông nhăn nhó ôm chân la làng. Bà Vân nằm bên cạnh vội vàng nhổm dậy, kiếm hộp dầu cù là thoa thoa, bóp bóp, an ủi.
Mấy phút sau, cơn đau giảm dần nhưng bắp chuối còn mỏi. Ông bà Vân không ngủ trở lại được, bèn rủ nhau dậy nấu nước sôi pha trà Thái Nguyên uống, nhắc lại chuyện đời xưa
Sáng hôm sau lật đật đi bác sĩ để tìm hiểu nguyên do, điều trị. Từ mấy tuần lễ nay, chân ông cứ bị đau thắt như vậy nhiều lần.

Thưa đó là ông Vân đã bị chứng “chuột rút” ở bắp thịt dưới chân.

Ông Vân chẳng phải là người duy nhất với “nửa đêm thức giấc đau chân” như vậy. Cùng lúc đó có cả triệu người khác cũng đang ôm chân nhăn nhó. Con chuột nó rút cơ bắp chuối của quý thân hữu và nó không chịu nhả ra, cơ liên tục co cứng, gây đau.

Tiếng Hồng Mao gọi là “leg cramp”, tiếng lóng “Charley horse” người mình gọi giản dị là “Chuột rút” hoặc “Vọp bẻ”.

Loại Bỏ Bệnh Lao Trong Đời Mình


Robert Koch (1843-1910, Nobel 1905
Ngày 24 tháng Ba của mỗi năm đã được Cơ Quan Y tế Thế giới chọn là  “TB Day”.
Chủ đề năm 2012 của Tuberculosis  Day là “Stop TB in My Lifetime”. Vì bệnh Lao vẫn còn là một bệnh có sức tàn phá rất mạnh. Thống kê năm 2008 cho hay trên thế giới có trên 1.3 tỷ người bị nhiễm, 15 triệu người mang bệnh và số tử vong mỗi năm lên tới 2.5- 3 triệu.  
Tại Mỹ, bệnh lao đã giảm rất nhiều. Năm 2010 có 11,182 ca mà phần đông thấy ở di dân, người vô gia cư, người nghiện chích thuốc, bệnh nhân bị liệt kháng HIV.
Theo văn phòng Y Tế Thế Giới, tại Việt Nam, bệnh lao còn khá phổ biến và đứng hàng thứ 12 trong 22 nước có số bệnh nhân lao cao trên thế giới. Mỗi năm, Việt nam có khoảng 175,000 ca lao mới đủ loại trong đó  lao phổi dương tính với vi khuẩn Koch là 60,000. Tồng số bệnh nhân lao lưu hành lên tới trên 260,000 người. Tử vong hàng năm là 30,000, nghĩa là cứ 18 phút có một người chết vì lao.
Trong những năm gần đây, bệnh lao trở nên khó chữa vì sự xuất hiện của các vi khuẩn lao kháng thuốc.
Với “Stop TB in My Lifetime”, các tổ chức y tế trên toàn thế giới cổ võ mọi người từ trẻ tới già tự nguyện tìm mọi cách để loại bỏ bệnh lao. Vì Bệnh Lao có thể phòng ngừa và điều trị được.
 Để thực hiện được hoài bão này, cần biết bệnh lao là gì và làm sao loại bỏ.
Xin cùng ôn lại mấy điều về bệnh Lao.

 1-Nguyên nhân nào gây ra bệnh Lao?

Trái Dứa, Sỏi Thận, Phèn Chua

Dứa là trái cây của miền nhiệt đới, có nguồn gốc từ các quốc gia ở Trung và Nam Mỹ.
Khi Christopher Columbus  thám hiểm Mỹ châu, thấy dứa trồng ở quần đảo Guadeloup rất ngon, bèn mang về cống hiến nữ hoàng Tây Ban Nha Isabella Đệ Nhất. Từ đó, dứa được đem trồng ở các thuộc địa của Tây Ban Nha, nhất là các quốc gia thuộc khu vực Thái Bình Dương.
 Cây dứa thân ngắn, lá dài và cứng với gai mọc ở mép, quả có nhiều mắt; phía trên có một cụm lá.
Nông trại trồng dứa quy mô lớn đầu tiên trên thế giới được thiết lập ở Hawai vào năm 1885. Quần đảo này dẫn đầu về sản xuất dứa trên thế giới cho tới năm 1960.  Sau đó, Phi Luật Tân là nước trồng nhiều và xuất cảng nhiều nhất. Các quốc gia khác ở Đông Nam Á châu cũng sản xuất một khối lượng dứa khá lớn.
Nhờ kỹ thuật canh tác hàng loạt cho nên nhu cầu dứa được cung cấp đầy đủ với giá phải chăng. Dứa có quanh năm, nhưng nhiều nhất  là vào tháng 6 tháng 7. Trung bình từ lúc trồng tới lúc thu hoạch là 18 tháng. Dứa thường được hái khi đã chin, sẵn sàng để ăn.

Thay thận

Với bệnh nhân bị suy cả hai trái thận và đã trải qua nhiều năm lọc máu nhân tạo, thay thận là một trị liệu nên làm, vì:
-Không còn phải phụ thuộc vào lọc máu mỗi tuần lễ ba lần.
-Cảm thấy thoải mái, khỏe mạnh, nhiều sinh lực hơn sau khi nhận thận mới.
-Không phải kiêng khem ăn uống và giới hạn hoạt động hàng ngày như trường hợp lọc máu.
-Tuổi thọ kéo dài hơn là nếu tiếp tục lọc máu. Tỷ lệ sống sót sau ghép thận là:
*92% với 1 năm
*80% với 5 năm
*54% với 10 năm
-Trong lâu dài, chi phí cho thay thận ít hơn so với lọc máu suốt đời.
Phẫu thuật thay thận hiện nay rất phổ biến với  kỹ thuật tân tiến, ít biến chứng. Rủi ro chính là:
-sự chối từ rejection thận mới, nhưng có thể hóa giải được bằng thuốc ức chế miễn dịch.
-nhiễm trùng trầm trọng;
-xuất huyết;
-phản ứng với thuốc mê…
Bình thường thì nhóm máu và mẫu mô bào của người cho và người nhận phải phù hợp để tránh sự chối bỏ cơ quan do tính miễn dịch người nhận tấn công mô mới ghép. Ngày nay, nhờ trị liệu miễn dịch đặc biệt ở người nhận trước khi cấy ghép cho nên trở ngại trên đã được loại bỏ.
Sau đây là mấy hiểu biết căn bản cho người muốn ghép thận và người hiến thận. Người bị thận suy, chỉ cần nhận được một trái thận là đủ kéo dài cuộc sống bình thường.

Trái thơm huyền diệu (quả dứa)



Trái thơm vị chua, ngọt, ngoài việc dùng để ăn tráng  miệng, làm nước uống, làm bánh, người ta còn dùng để trị bệnh
Tên thông thường: Pineapple, Ananas, Nanas, Pina.
Tên khoa họcAnanas comosus, họ Bromeliaceae
Cùng giống:  Ananas ananassoides Ananas bracteatus...

I/ Nguồn gốc:

Nguồn gốc từ Brazil và Paraguay, được người da đỏ trồng , lan rộng từ Trung và Nam  Mỹ đến miền Tây trước khi Christopher Columbus  tìm thấy trái thơm trên hòn đảo Guadaloupe (1493) rồi đưa về Tây Ban Nha. Sau đó người Tây Ban Nha  mang trái thơm theo tàu, để thủy thủ khỏi bị bịnh Scorbut, thành ra trái thơm được phổ biến khắp thế giới.  Họ nhập trái thơm vô Phi Luật Tân và có thể qua tới Hawaii và Guam những  thập niên đầu thế kỷ thứ 16 . Trái thơm được nhập qua nước Anh năm 1660 và được trồng trong nhà kiếng khoảng năm 1720. Vào năm 1800 người ta bắt đầu trồng và bán ở Açores, Australie, ở Hawaii và Nam Phi châu. Thái Lan và Phi luật Tân hiện nay là những nước sản xuất thơm quan trọng nhất. Ngày nay thơm được trồng trong hầu hết các nước vùng nhiệt đới, không những tại Nam Mỹ, Trung Mỹ, Caraibes mà còn ở Úc, các đảo của Thái Bình Dương và nhiều nước châu Á và Châu Phi