Thứ Bảy, 9 tháng 7, 2011

PHẠM TRÙ CÁI ĐẸP

Vị trí của cái đẹp trong đời sống và trong mối quan hệ thẩm mỹ. Cái đẹp chiếm một vị trí quan trọng trong đời sống của con người. Con người lao động sáng tạo theo quy luật của cái đẹp. Cái đẹp đóng vai trò trung tâm của mối quan hệ thẩm mỹ, là tiêu chí để đánh giá các phẩm chất thẩm mỹ khác của hiện thực khách quan.
Cái đẹp là gì? Cái gì là cái đẹp?
Cái đẹp là gì: Đối tượng nào là đẹp
Cái gì là đẹp: Phẩm chất của cái đẹp.





Cái đẹp trong LSTTMT
Chủ nghĩa Duy tâm khách quan:
Platông “Cái đẹp trở nên đẹp bởi ý niệm đẹp”
Heghel “ý niệm tuyệt đối” – Ý niệm tuyệt đối vận động đến mức nhất định thì nảy sinh cái đẹp
Cái đẹp bất biến, không thay đổi
Heghel: “cái ưu việt trong 1 loài là đẹp”

Chủ nghĩa Duy tâm chủ quan
Talo: “Thiên nhiên không đẹp không xấu, phi thẩm mỹ”
Thiên nhiên chỉ đẹp khi sự thụ cảm thẩm mỹ cung cấp cho nó
Kant: Không có cái đẹp chỉ có sự phán đoán về cái đẹp
Theo ý thức chủ quan, không có ở hiện thực khách quan.

Chủ nghĩa Duy vật trước Mác
Tesnushevki: “Cái đẹp là cuộc sống”
“là hiện thực trong mắt ta đúng như nó tồn tại”
Cái đẹp là sản phẩm của tự nhiên và gợi lên trong cảm xúc.
Cái đẹp có ở hiện thực khách quan không phụ thuộc vào cảm nhận chủ quan của con người

Quan niệm cái đẹp của chủ nghĩa Mác – Lênin
Cái đẹp được nhìn nhận trong mối quan hệ biện chứng giữa hai mặt Khách quan và chủ quan. Ngay trong cái đẹp khách quan đã hàm chứa sự đánh giá chủ quan của con người, và ngay trong chủ quan của con người không phải là chủ quan thuần túy mà bắt nguồn từ nhân tố khách quan, đồng thời không tránh khỏi bị chế định bởi những tiêu chuẩn xã hội.
Vậy do đâu có sự biện chứng đó trong cảm nhận về cái đẹp?

Do hoạt động thực tiễn thẩm mỹ
Do tri thức, chiều sâu văn hóa, lịch sử.
Cái đẹp là: Những đối tượng đẹp
Cái mang phẩm chất thẩm mỹ Phù hợp với quan niệm của con người về hoàn thiện hài hòa, cân xứng
VD: Kiến trúc Hy Lạp
Nghệ thuật Phục Hưng
Phù hợp với quan niệm “chân” và “cái thiện”: Hợp với quy luật và hợp với mục đích. Phù hợp với quan niệm Chân – Thiện – Mỹ của con người.
Phù hợp với con người về ước mơ, lý tưởng, và tình cảm
VD: La Giô Công

Cái gì là đẹp: Những phẩm chất đẹp
Cân đối, hài hòa
Mới (tiến bộ)
Cận nhân tình – gần gũi với tình cảm của con người.
Bản chất của cái đẹp
Để cảm nhận được cái đẹp, phát hiện bản chất của cái đẹp gắn với hoạt động thực tiễn thẩm mỹ.
Gắn với nguồn gốc của cái đẹp.
Cái đẹp sinh ra từ hoạt động thực tiễn từ lao động, nó thay đổi qua hoạt động sống của con người, qua tiến trình lịch sử của nhân loại. Cái đẹp mang bản chất xã hội sâu sắc.

Vậy cái đẹp mang những đặc trưng
Tính lịch sử của cái đẹp
Tính dân tộc
Tính giai cấp
Tính nhân loại
Những mặt biểu hiện của cái đẹp
Trong tự nhiên: Những phẩm chất hài hòa, cân đối của tự nhiên phù hợp với tâm trạng, tình cảm của con người
Trong xã hội: Nằm trong tiêu chí của cái hợp quy luật với hợp mục đích. Tiêu chí chân thiện mỹ


Trong nghệ thuật: Cái đẹp trong nghệ thuật là sự phản ánh và sáng tạo từ cái đẹp của tự nhiên và xã hội.
Cái đẹp trong nghệ thuật là sản phẩm sáng tạo của người nghệ sỹ, là sự thống nhất biện chứng giữa cái chung và cái riêng, thống nhất biện chứng giữa nội dung và hình thức.

Cái đẹp trong nghệ thuật mang những những nét đặc trưng: Tính điển hình, tính biểu cảm, tính ước lệ.
Cái đẹp trong nghệ thuật ngoài những cái đẹp mang ý nghĩa tạo hình (ND) còn có những cái đẹp mang ý nghĩa Biểu hiện (HT).
Cái đẹp trong nghệ thuật mang bản chất xã hội sâu sắc: Tính lịch sử, tính dân tộc, tính giai cấp, tính nhân loại …

Cái đẹp là một phạm trù cơ bản của mỹ học, là trung tâm của các quan hệ thẩm mỹ dùng để chỉ thực tại thẩm mỹ tích cực, khách quan. Thực tại này chúng ta biết được nhờ cảm cúc thẩm mỹ phổ biến có tính xã hội sâu sắc.Đặc trưng ngôn ngữ của sự phản ánh là hình tượng, thành tựu cao nhất của sự phản ánh là nghệ thuật. Bắt nguồn từ cái chân và cái thiện cái đẹp là sự tỏa chiếu bằng những rung động thẩm mỹ có sức cuốn hút, giúp con người hướng tới sự hoàn thiện hoàn mỹ, làm cuộc sống con người đến những lý tưởng cao đẹp.