Thứ Hai, 20 tháng 8, 2012

CHỮ NHẪN

Mẹ dạy: Một điều nhịn là chín điều lành




- Nhịn được cái tức một lúc, tránh được mối lo trăm ngày

- Muốn hoà thuận trên dưới , nhẫn nhịn đứng hàng đầu

- Cái gốc trăm nết, nết nhẫn nhịn là cao

- Cha con nhẫn nhịn nhau, vẹn toàn đạo lý

- Vợ chồng nhẫn nhịn, nhau con cái khỏi bơ vơ

- Anh em nhẫn nhịn nhau, trong nhà thường êm ấm

- Bạn bè nhẫn nhịn nhau, tình nghĩa chẳng phai mờ

- Tự mình nhẫn nhịn được ai ai cũng mến yêu

- Người mà chưa biết nhẫn chưa phải là người hay.


Nhẫn là gì?


Chữ nhẫn chiết tự ra gồm chữ đao nghĩa là dao, chữ nhận nghĩa là nhọn, chữ tâm nghĩa là tim. Khéo khen ai nghĩ ra cái cấu hình con dao nhọn để trên trái tim như vậy khiến cho chữ nhẫn diễn tả một hành xử được nhiều người chọn trong một xã hội có nhiều áp lực: Đó là tính chịu đựng.

Viết chữ nhẫn như thế nào?

Người viết thư pháp (cũ), khi viết chữ nhẫn thường sáng tác hoặc trích những câu hay của các danh gia để minh họa cho ý mình muốn tìm trong chữ nhẫn, chẳng hạn như hai câu thơ sau:

Dịch âm:

Nhẫn nhất thời phong bình lãng tĩnh
Thoái nhất bộ hải khoát thiên không

Dịch nghĩa:

Nhịn một lúc, gió yên sóng lặng
Lùi một bước, biển rộng trời trong 


Hay hai câu thơ sau:

Dịch âm:

Nhẫn thị thân chi bảo
Bất nhẫn thân chi ương

Dịch nghĩa:

Nhịn là (của) báu của thân
Không nhịn (là) vạ của thân

Ý nghĩa của chữ "nhẫn"

Theo Hán học, chữ "nhẫn" được tạo bởi hai chữ: chữ "đao" và chữ "tâm", được thể hiện theo cách: chữ "đao" đặt trên chữ "tâm". Người xưa nói: Luyện tính "nhẫn" như lúc nào cũng có lưỡi dao đè lên người là vậy.

"Nhẫn" có nghĩa là biết lắng nghe, biết tiếp thu ý kiến của người khác, để điều chỉnh hành vi.

"Nhẫn" là nhịn, sẵn lòng: nhẫn một tý để đỡ sinh chuyện, nhẫn nại, nhẫn nhịn, nhẫnnhục.

Nhẫn nại: bền bỉ, chịu khó, chịu khổ, kiên trì theo đuổi đến cùng công việc đã đặt ra, nhẫnnại học tập, biết nhẫn nại, chịu khó, chịu khổ trong rèn luyện.

"Nhẫn" còn có ý là chịu dằn lòng xuống để tránh bực tức, cãi vã: "Nhận nhịn nhiều chứ nếu không thì sinh chuyện rồi"...

Ý nghĩa của chữ "nhẫn" là thế, nên tổ tiên ta có câu "chữ nhẫn quý hơn vàng".