Hướng dẫn của ĐHQGHN
Nơi đăng bài
Tóm tắt:
Nơi đăng bài
Tóm tắt:
Nghiên cứu khoa học
là một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu trong trường đại học. Để đánh giá sản phẩm
nghiên cứu khoa học của một trường đại học, một tiêu chí rất quan trọng là số
lượng và chất lượng các bài báo từ đề tài nghiên cứu khoa học đăng tải
trên các tạp chí khoa học quốc tế. Tuy nhiên, khoảng 90-97% số bài báo đăng
trên tạp chí của các trường đại học là trên các tạp chí trong nước. Các nhà
khoa học, nghiên cứu, đặc biệt là giảng viên các trường Đại học gặp rất nhiều
khó khăn trong việc đăng bài trên các tạp chí khoa học quốc tế. Trong phạm vi bài
viết này, các tác giả đưa ra một số kinh nghiệm để đăng bài báo khoa học trên
tạp chí quốc tế uy tín.
1. Mở đầu
Trong
buổi hội nhập toàn cầu, vấn đề thông tin khoa học quốc tế rất thiết thực và
quan trọng đối với những nước đang phát triển như Việt Nam. Để tham gia được
vào dòng thác nghiên cứu khoa học của thế giới, việc đăng được các bài trong
tạp chí khoa học có giá trị của quốc tế là một trong những khía cạnh then chốt,
giúp ta bắt được những hướng nghiên cứu đương đại, góp phần vào việc phát triển
chung của nhân loại, nếu không "đi tắt đón đầu” được thì ít nhất cũng
không bị tụt hậu lại phía sau trong cuộc chạy đua ào ạt của nghiên cứu khoa học
kỹ thuật và công nghệ. Vấn đề này cũng được dư luận ở Việt Nam quan tâm đến từ
lâu, từ những cơ quan quản lý nghiên cứu khoa học kỹ thuật các cấp đến từng nhà
nghiên cứu cụ thể thuộc các ngành. Hơn mười năm trước, tác giả Cao Long Vân
cũng dã từng đề cập đến vấn đề này [1]. Việc đăng bài trên các tạp chí khoa học
quốc tế uy tín vẫn là điều trăn trở chung của giới nghiên cứu khoa học, trong
bài báo này chúng tôi xin được đề cập lại vấn đề này sâu hơn, cùng với những
gợi ý chủ quan cụ thể cho các cấp quản lý nói chung và cho các nhà nghiên cứu
nói riêng, ngõ hầu có thể một phần nào tìm được câu trả lời cho câu hỏi hóc búa
này.
Để
giải quyết vấn đề, trước hết cần phải định nghĩa được thế nào là một tạp chí
khoa khoa học có uy tín, trên cơ sở đó xác định được phải viết một bài báo như
thế nào để có thể được đăng trong một tạp chí như vậy, qua đó đề xuất được một
cơ chế đánh giá nghiên cứu khoa học tương đối chính xác, là nhân tố chỉ đạo cho
đường lối đầu tư ưu tiên phát triển khoa học đối với các tập thể và cá nhân các
nhà nghiên cứu có thành tựu cao. Bài viết dựa trên các kinh nghiệm thu được
trong quá trình nghiên cứu khoa học của các tác giả, ở một nước có nền phát
triển khoa học cao như Ba Lan, với số lượng công trình được xếp hạng trong khoảng
thứ mười lăm đến thứ hai mươi của thế giới, chắc chắn sẽ có nhiều điểm tương
đồng đối với hoàn cảnh cụ thể của nước ta, đồng thời cũng là một "điểm
hẹn” mà ta có thể vươn tới được.
Bài
viết được bố cục như sau: Phần hai điểm qua một khái niệm quan trọng, đó là hệ
số ảnh hưởng (Impact factor, được viết tắt là IF), do Viện Thông tin Khoa học mang tên Thomson đề xuất để đánh giá các
tạp chí khoa học và các công trình được viết. Do viện này có trụ sở ở
Philadelphia (Mỹ), nên danh sách các tạp chí có hệ số ảnh hưởng cao do Viện này
đưa ra hàng năm được nhà vật lý lỗi lạc
Ba Lan, Viện sỹ Viện hàn lâm Khoa học của nhiều nước, GS TSKH Andrzej Kajetan
Wróblewski đặt tên là Danh sách
Philadelphia, thuật ngữ đã được giới quản lý và các nhà nghiên cứu khoa học
Ba Lan chấp nhận từ nhiều năm nay. Danh sách này đã trở thành cơ sở cho việc
đánh giá, quản lý đầu tư trong khoa học của Ba Lan, sẽ là đối tượng bàn luận
trong phần ba. Trên cơ sở danh sách này, các tác giả sẽ đưa ra ra trong phần
bốn cách viết các công trình khoa học để có thể gửi đăng trong các tạp chí
thuộc danh sách đó. Phần năm dành cho tóm tắt và kết luận của bài viết.
2.
Hệ số ảnh hưởng IF: chỉ số uy tín và sức tác dụng của các tập san khoa học quốc
tế
Chỉ
số này được xác định hàng năm trên cơ sở danh sách tính trích dẫn các công
trình khoa học (Journal Citation Reports,
viết tắt là JCR) do Viện Thomson thực hiện. Như ta thấy trong phần bốn, mỗi
công trình khoa học thường kết thúc bằng danh sách trích dẫn các công trình
liên quan đến đề tài của bài viết. Nếu một công trình được công bố trước đó có
các ý tưởng mới cơ bản, nó sẽ được nhiều tác giả các công trình sau đó trích
dẫn nhiều lần. Do vậy số lần trích dẫn sẽ là thước đo cho giá trị của một công
trình.
Đối
với một tạp chí, số lượng trung bình các trích dẫn của tất cả các công trình
được in trong đó là thước đo uy tín và sức ảnh hưởng của tạp chí này, luôn được
thời sự hóa bởi Viện kể trên (cũng còn được gọi là Viện Philadelphia). Liệt kê
ra một danh sách các trích dẫn cho mọi tập san trên thế giới hầu như là một "mission
impossible”, song Danh sách Philadelphia được thực hiện trên cơ sở định luật
Bradford nói rằng, trong mỗi lĩnh vực khoa học có một nhóm không nhiều các tập
san (khoảng từ 5 đến 30) chứa 99% tất cả các công trình cơ bản trong lĩnh vực
đó, các tạp chí chiếm số đông còn lại chỉ đónh vai trò thư yếu. Hiện nay có
khoảng trên 10000 công trình nằm trong Danh sách Philadelphia, Danh sách này
được thay đổi theo từng năm, một phần sẽ bị loại đi do chỉ số IF xuống thấp,
trong khi một số tạp chí lại được bổ sung vào khi IF của chúng lên cao.
Ta
hãy xem IF được tính như thế nào. Ký hiệu T là tổng số các trích dẫn của các
công trình được in trong một tập san A trong một năm lịch, U là số lượng các
công trình trong tập san này được trích dẫn trong vòng hai năm gần nhất trở lại
bới các công trình khác đang trong các tập san thuộc Danh sách (không kể các
thư gửi đến tòa soạn), lúc đó IF của tập san X được tính theo công thức:
IF
= T/U.
Ví
dụ khi tính IF cho một tập san A trong năm 2012, ta lấy tổng tất cả các trích
dẫn trong năm 2013 của các bài được in trong hai năm 2010-2011, sau đó chia cho
số bài được đăng trong hai năm này. Ví dụ nếu số này là 10, mỗi bài báo được
đăng trong vòng hai năm gần đây (2010-2011) trung bình được trích dẫn 10 lần
bởi các tác giả của các công trình đang trên các tạp chí khác cũng thuộc Danh
sách Philadelphia. Trong JCR của Viện
Thomson còn có các chỉ số khác nữa như chỉ số thời sự (Imediacy Factor), song
không chỉ số nào có tầm quan trọng như IF. Thường các tạp chí trong Danh sách
có IF nằm trong khoảng từ 0.004 đến 153.
Do
uy tín được xây dựng trong nhiều năm qua của Viện Thomson, IF được Viện liệt kê
có ý nghĩa lớn đối với một tạp chí cũng như với các tác giả có bài đăng trong
đó. Trước hết, nó có ý nghĩa "sống còn” đối với tạp chí: Nếu IF giảm dần,
tạp chí sẽ mất cả các tác giả muốn đăng cũng như người đọc, tiến đến sẽ mất giá
trị hoàn toàn. Do vậy các tạp chí có IF càng cao thì sự lựa chọn bài đăng càng
gắt gao. Nếu cung cách lựa chọn ẩu, ngay lập tức IF của tạp chí sẽ giảm đi. Đối
với các tác giả của các công trình, IF sẽ là một nhân tố căn bản để họ gửi đăng
ở đâu. Số lượng công trình được đăng ở các tập san có IF cao sẽ là thước đo
chất lượng nghiên cứu khoa học tác giả các công trình đó. Cuối cùng, đối với
một cơ quan nghiên cứu, tổng số các công trình công bố trong các tạp chí có IF
cao (tức là thuộc Danh sách Philadelphia) của các nhân viên sẽ phản ánh chân
thực nhất chất lượng nghiên cứu của cơ quan này.
Trong
Danh sách Philadelphia được đưa ra năm ngoái với 10230 tạp chí có chỉ số IF
được xếp hạng, Việt Nam chưa có một tạp
chí chuyên ngành bất kỳ nào nằm trong Danh sách này. Mong ước của chúng tôi
gần mười năm trước [1] nhằm đưa được ít nhất một vài tạp chí vào Danh sách quả
là rất khó khăn. Không kể các nước lớn gần Việt Nam như Trung Quốc, Nhật…ngay các
nước nhỏ như Xin-ga-po, Đài Loan, Thái Lan…càng ngày càng có nhiều tạp chí được
xếp hạng trong Danh sách Philadelphia. Các nhà xuất bản cũng như các cơ quan
hữu trách của ta tiếp tục không quan tâm thích đáng đến việc tham gia vào các
quy trình giới thiệu (recommending a
journal for converage) và đề nghị đánh giá (submiting a journal for evaluation) trong khuôn khổ ISI. Điều này
tiếp tục gây thiệt thòi lớn cho các cán bộ khoa học nước ta, khi các kết quả
nghiên cứu của mình thường chủ yếu được công bố qua các tạp chí trong nước, nếu
công bố ở ngoài nước thì phần lớn lại in trong các tạp chí có IF không cao. Do
vậy thành tựu của họ thường được đánh giá rất thấp khi xét học bổng, xin việc
làm ở nước ngoài, xét phong học hàm giáo sư, PGS hay các giải thưởng… và đặc
biệt quan trọng trong việc xem xét cấp kinh phí cũng như nghiệm thu các đề tài
khoa học khi hội nhập quốc tế. Do thiếu cơ sở đánh giá dựa trên Danh sách
Philadelphia nên những bàn luận, tranh cãi gần đây của ta trong việc đánh giá
các công trình khoa học công bố trong hay ngoài nước không đưa đến kết luận gì
căn bản. Trong phần sau ta sẽ thấy Ba Lan (với Bộ Khoa học và Đại Học là cơ
quan chủ quản) đã dùng Danh sách Philadelphia như thế nào để xác định thang
điểm đánh giá các công trình khoa học đã được công bố. So với họ, thang điểm của ta quá sơ sài, không phản
ánh thực chất giá trị của các công trình, dẫn đến việc mất công bằng trong việc
xem xét thành tựu khoa học của các cơ sở nghiên cứu cũng như của cá nhân các
nhà khoa học.
3.
Thang điểm các công trình của Bộ Khoa Học và Đại Học Ba Lan
Như
đã đề cập ở trên, Danh sách Philadelphia đã góp phần đắc lực vào việc đánh giá
giá trị các công trình trên phạm vi quốc tế. Tuy vậy nó cũng có một số nhược
điểm.
Trước
hết Danh sách coi trọng những nghiên cứu “mốt” và những khuynh hướng thời sự
nhất, do IF chỉ được tính trên cơ sở những trích dẫn trong hai năm gần nhất. Do
vậy các công trình không theo mốt, đi trước thời gian thường bị lãng quên, ngay
cả khi sau đó được đánh giá cao thì không được tính trong IF nữa. Viện Thomson
là một cơ quan mang tính thương mại, nên cũng dễ "lăng xê” ra các "mốt”
nghiên cứu, đặc biệt các hướng đặc thù của Mỹ (trong danh sách có trên dưới một
nửa các tạp chí phát hành ở Mỹ). Các tạp chí khoa học do cũng thường mang tính
lợi nhuận nên có khuynh hướng đăng các công trình theo "mốt” hiện
thời. Ngoài ra, khoảng 80% các tạp chí
thuộc danh sách được xuất bản bằng tiếng Anh. Điều này gây thiệt thòi cho các
nhà nghiên cứu trong các lĩnh vực khoa học kinh tế và xã hội của các nước không
dùng Anh ngữ, đặc biệt ở các nước đang phát triển như Việt Nam, một mặt có nhu
cầu trao đổi thông tin khoa học lớn, mặt khác lại bị hạn chế do các "lobby”
khoa học kiểu Mỹ.
Để
tận dụng được những mặt mạnh của Danh sách Philadelphia và hạn chế những điểm
yếu của nó trong đánh giá các công trình khoa học, Bộ KH và ĐH Ba Lan (tương
ứng với Bộ Đại Học và Trung Học Chuyên Nghiệp của Việt Nam trước đây) hiện dùng
thang tính điểm [2] gồm ba phần:
Phần A: Các
tạp chí có IF được liệt kê trong danh sách Philadelphia (được thiết lập trên cơ
sở JCR) với số điểm tương ứng từ 15 đến 50. Tổng số có 10 230 tạp chí
thuộc phần này. Như đã nói đến ở trên, ta không hề có một tạp chí nào trong
phần này. Sau đây là một số ví dụ các tạp chí có điểm số cao nhất (50):
Americal Journal
of Sports Medicine
Americal
Journal of Sociology
Americal
Journal of Transplantation
Americal
Political Science Review
Annals
of Internal Medicine
Annals
of Mathematics
Annals
of Neurology
Annal
Review of Astronomy and Astrophysics
|
Annal
Review of Public Health
Applied
and Computational Harmonic Analysis
Biological
Reviews
Nature
Physics
Reports
Production
and operations management
Quarterly
Journal of Economics
Reviews
of Modern Physics…
|
Các
tạp chí có số điểm thấp hơn như:
Acta
Physica Polonica A (15)
Chinese
Journal of Physics (15)
Chinese
Physics B (30)
Chinese
Physics C (15)
Problems
of post-communism (20)
Physical
Review A (40)
Physical
Review B (35)
Physical
Review C (40)
Physical
Review D (35)
Physical
Review E (35)
|
Physical
Review Letters (45)
Physical
Therapy (45)
Policy
Sciences (30)
Prison
Journal (25)
Singapore
economic review (15)
Taiwanese
journal of Mathematics (25)
Thai
Journal of Veterinary Medicine (15)
Tourism
Economics (15)
Turkish
Journal of Mathematics (15)…
|
Phần
B: giành cho các công trình công
bố trong các tạp chí không có IF, nhất là các tạp chí dùng tiếng Ba Lan, gồm
1798 tạp chí cùng với số điểm tương ứng từ 1 đến 10. Mặc dù không có trong danh
sách, trong kỳ trước, tập san uy tín về Vật Lý của ta là Communications in
Physics chỉ được có 2 điểm, còn tạp chi Acta Mathematica Vietnamica của “Trường
phái Toán học Việt Nam” chỉ được có 4 điểm, gần đây mới được cơ sở dữ liệu
Scopus thuộc nhà xuất bản Elsever tính đến, và vẫn chưa nằm trong Danh sách
Philadelphia! Không biết kỳ này Bộ KH và ĐH Ba Lan sẽ cho các tạp chí này của
ta được bao nhiêu điểm.
Phần
C: Giành cho các tạp chí xã hội
học, được nằm trong danh sách của European Reference Index for the Humanities
(viết tắt là ERIH), gồm 4329 tạp chí với số điểm từ 10 đến 14. Sau đây là một
số ví dụ:
Youth
Theatre Journal (10)
World
of Music (12)
World
Literature today (14)
Women’s
History Review (14)
Women
and Music: A Journal of Gender and Culture (12)
Traditional
South Asian Medicine (10)…
Qua thang điểm của
Ba Lan, ta thấy thành tựu khoa học của các nhà nghiên cứu Việt Nam bị đánh giá
rất thấp, nếu chỉ có công bố trong nước hay công bố trong các tạp chí quốc tế
có số điểm rất thấp. Vì vậy nhu cầu công bố kết quả nghiên cứu trong các tạp
chí nước ngoài có IF cao là rất cấp thiết, nhất là khi ta chưa có một tạp chí
nào trong Danh sách Philadelphia. Phần sau sẽ nêu ra một số kinh nghiệm của bản
thân và đồng nghiệp khi viết công trình khoa học với mục đích đăng trong một
tạp chí quốc tế có chất lượng (chỉ số IF) cao.
4. Một số kinh nghiệm cho việc viết công trình công bố
trong các tạp chí quốc tế có chất lượng cao
Một công trình có thể được công bố trong một tạp chí
có giá trị phải thỏa mãn các điều kiện cần như sau:
-
Công trình phải liên
quan đến phạm vi nghiên cứu của tạp chí
-
Các kết quả có tầm
quan trọng trong lĩnh vực nghiên cứu
-
Những bàn luận và
kết luận phải dựa trên những dữ liệu được đưa ra
-
Công trinh có một
nội dung hợp lý
-
Các công trình lien
quan phải được trích dẫn thích hợp và rõ ràng
-
Các phương trình,
các hình vẽ, bảng … phải thật sự đóng góp cho việc trình bầy sang sủa các kết
quả nghiên cứu
-
Bản thảo phải được
viết cẩn thận, nhất là về văn phạm tiếng
Anh (khi gửi đến các tạp chí trong Danh sách Philadelphia) và có bố cục
logic
Một công trình viết tốt có bố cục rõ ràng tạo điều
kiện cho các phản biện (reviewer hay referee, người “trọng tài” cho việc công
trình được đăng hay không) hiểu được công trình của bạn và đánh giá được tầm
quan trọng của nó. Cần phải tham khảo những chỉ dẫn có trên trang web của tạp
chí.Thông thường, một công trình có một bố cục chuẩn như sau:
+ Tiêu đề (Title):
Là một mô tả ngắn gọn, chính xác với lượng thông tin cao nhất vấn đề mà bài
viết đề cập tới.
+ Tóm tắt nội dung (Abstract): gồm vấn đề được đề cập và mục đích nghiên cứu, phương
pháp luận được dùng, những kết quả chính và những kết luận, cùng với các hệ quả
thu được cho các vấn đề khoa học rộng hơn. Cần lưu ý là các tạp chí thường có
các đòi hỏi riêng về độ dài cũng như cách viết phần tóm tắt nội dung này.
+ Mở đầu (Introduction): Đưa ra vấn đề được
nghiên cứu, tổng quan các khái niệm cơ sở và các tài liệu tham khảo lien quan.
Nêu rõ các phát triển mới và các kết quả chính, mục đích nghiên cứu và phương
pháp luận được trình bầy đầy đủ và xúc tích.
+ Phần thân bài
chính (Main Body of paper): Vấn
đề được nghiên cứu cùng các giả thiết và các giới hạn. Lý thuyết và thực nghiêm
giải quyết vấn đề, bao gồm phân tích, dẫn dắt và tìm lời giải. Các kết quả
nghiên cứu lý thuyết hoặc thực nghiệm, có lúc cả lý thuyết lẫn thực nghiệm lien
quan đến vấn đề đặt ra.
+ Thảo luận
(Discussion): Thảo luận các kết quả
và nêu rõ chúng được đánh giá thế nào trên quan điểm rộng hơn về vấn đề được
nghiên cứu. So sánh các kết quả với các công trình lien quan khác, từ đó vạch
rõ tầm quan trọng của các kết quả của mình.
+ Kết luận
(Conclusion): Tổng kết thông tin
chính của bài viết (không thêm nội dung), phát biểu các kết luận riêng và các
vấn đề liên quan đến các nghiên cứu sau này.
+ Cảm ơn (Acknowledgments): Về các giúp đỡ về mặt
kỹ thuật cũng như các bàn luận có ích (của các đòng nghiệp, các phản biện…), hộ
trợ về tài chính và những đóng góp khác cho việc thực hiện công trình.
+ Các tài liệu
tham khảo (References): Được liệt
kê theo trình tự xuất hiện trong bài, tuân theo sự chỉ dẫn của tạp chí. Có
những chương trình quản lý trích dẫn rất bổ ích như EndNote&Bibtex.
+ Các phụ lục
(Appendices): Những nội dung hỗ trợ
mà nếu đưa vào bài chính sẽ làm lu mờ mạch trình bày logic của bài báo, nhất là
chúng có thể bỏ qua khi theo dõi vấn đề, nhưng lại vẫn bổ ích cho những nhà
chuyên môn muốn nghiên cứu sâu hơn.
Cần ghi nhớ không được gửi đồng thời một bài báo đến
hai (hay nhiều hơn) tạp chí, không được “cóp” nguyên xi (plagiarism – đạo văn)
các đoạn viết của người khác và ngay cả của chính mình trong các công trình
trước, trừ khi trích dẫn là cần thiết thì phải nêu rõ nguồn trích dẫn, không
được bịa đặt các dữ liệu. Các hình vẽ dùng của người khác phải có sự cho phép
của tác giả cũng như Nhà xuất bản. Đây
là những nguyên tắc đạo đức mà mỗi nhà khoa học phải tuân thủ. Chỉ cần một
lần mắc lỗi, “tội nhân” có thể sẽ bị ghi vào danh sách đen mà mọi tạp chí có
tên tuổi đều cập nhất được, là tiền đề cho sự từ chối in các công trình tiếp
theo.
5. Kết luận
Nhiều khi ngay cả các kết quả nghiên cứu có giá trị
nhất, nếu không đăng đúng chỗ thì có thể bị đánh giá thấp, thậm chí có thể bị
lãng quên. Nơi công bố tốt nhất là những tạp chí có hệ số ảnh hưởng IF cao. Để
đăng được trong những tạp chí đó, khi viết bài cần phải tuân thủ theo những
nguyên tắc không thể thiếu được về đạo lý cũng như văn phạm của nhà nghiên cứu,
đặc biệt phải tích cực công bố trong các tạp chí dùng tiếng Anh trong Danh sách
Philadelphia. Ở đây ta phải khẳng định vai trò then chốt của tiếng Anh, điều mà
gần đây đã được các cấp lãnh đạo nhấn mạnh trong chỉ đạo phát triển nghiên cứu
ở các trường đại học, kể cả những trường về lĩnh vực văn hóa- nghệ thuật [3]. Trong một bài tới chúng tôi sẽ trình bày và phân tích
cách phân loại các cơ sở nghiên cứu đang được áp dụng tại Ba Lan, với hy vọng
rằng những ý kiến của mình sẽ đóng góp một phần nào vào chính sách đầu tư phát
triển khoa học và công nghệ của nước nhà.