Các bác sĩ khuyên rằng, thời điểm giao mùa hoặc mưa nắng thất thường, viêm xoang và viêm mũi dị ứng rất dễ nảy sinh, thậm chí có nguy cơ tái diễn nhiều lần. Người bệnh nên chọn sẵn phương án hỗ trợ cho mũi khỏe suốt mùa trở gió.
Vị thuốc quý cho bệnh xoang
Từ xa xưa, Thương Nhĩ Tử đã được sử dụng như một vị thuốc quý trong các bài thuốc gia truyền nổi tiếng chủ trị bệnh viêm xoang, viêm mũi dị ứng. Nhiều trong số các bài thuốc này vẫn còn được lưu truyền cho tới ngày nay và được phát triển thành các phương thuốc chữa xoang hiệu quả.
Thương Nhĩ Tử là bộ phận quả đã được phơi hoặc sấy khô của cây Thương Nhĩ. Thương Nhĩ hay còn gọi là Ké Đầu Ngựa, Phắc Ma, Mác Nháng, có tên khoa học là Xanthium strumarium L., thuộc họ Cúc (Asteraceae).
Đây là loài cây thảo, cao từ 50-80cm, ít phân cành. Lá mọc so le, hình tim - tam giác, mép khía răng không đều, có lông cứng và ngắn ở hai mặt. Quả bế đôi, hình trứng, có hai sừng nhọn ở đầu và phủ đầy gai góc, để dùng làm thuốc phải chọn quả già chắc, có màu vàng sẫm, có gai, trong có hai hạt, có dầu, không sâu mốc và vụn nát.
Vị thuốc quý cho bệnh xoang
Từ xa xưa, Thương Nhĩ Tử đã được sử dụng như một vị thuốc quý trong các bài thuốc gia truyền nổi tiếng chủ trị bệnh viêm xoang, viêm mũi dị ứng. Nhiều trong số các bài thuốc này vẫn còn được lưu truyền cho tới ngày nay và được phát triển thành các phương thuốc chữa xoang hiệu quả.
Thương Nhĩ Tử là bộ phận quả đã được phơi hoặc sấy khô của cây Thương Nhĩ. Thương Nhĩ hay còn gọi là Ké Đầu Ngựa, Phắc Ma, Mác Nháng, có tên khoa học là Xanthium strumarium L., thuộc họ Cúc (Asteraceae).
Đây là loài cây thảo, cao từ 50-80cm, ít phân cành. Lá mọc so le, hình tim - tam giác, mép khía răng không đều, có lông cứng và ngắn ở hai mặt. Quả bế đôi, hình trứng, có hai sừng nhọn ở đầu và phủ đầy gai góc, để dùng làm thuốc phải chọn quả già chắc, có màu vàng sẫm, có gai, trong có hai hạt, có dầu, không sâu mốc và vụn nát.
Theo Đông y, Thương Nhĩ Tử có vị ngọt nhạt, hơi đắng, tính ấm, có tác dụng tiêu độc, chống viêm, sát trùng, kháng khuẩn, tán phong, trừ thấp, chống dị ứng, giảm đau, chủ trị phong hàn đau đầu, phong tê thấp, tắc ngạt mũi, cảm lạnh, viêm xoang mũi dị ứng xuất tiết, tỵ uyên (chảy nước mũi hôi).
Y học hiện đại cũng chứng minh: quả Thương Nhĩ Tử chứa nhiều sesquiterpen lacton, vitamin C và glucose, Beta - sitosterol Beta - D - glucosid có tác dụng chống viêm, kháng khuẩn đối với tụ cầu khuẩn, một số loại nấm điển hình như Candida albicans Đây là một trong những tác nhân chính gây bệnh viêm xoang cấp và mạn tính.
Trong cuốn Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam tập I ghi nhận: Thương Nhĩ Tử là thành phần chính trong các bài thuốc chữa bệnh viêm xoang mũi hiệu quả. Không chỉ giúp điều trị chứng mũi chảy nước trong và đặc, Thương Nhĩ Tử còn chữa bệnh viêm xoang nhiễm khuẩn.
Ngoài ra, các tài liệu khác cũng nêu rõ công dụng chữa viêm mũi dị ứng của Thương Nhĩ Tử. Trong đó, nổi bật là khả năng chữa dứt điểm và ngăn ngừa viêm mũi dị ứng tái phát. Đặc biệt, tác dụng sát khuẩn, chống viêm của Thương Nhĩ Tử kết hợp với tính giảm đau, tiêu viêm, ức chế virus cúm và một số vi khuẩn như tụ cầu vàng, trực khuẩn bạch hầu, trực khuẩn lỵ; chống dị ứng của Tân di và tác dụng chống viêm, giảm ngạt mũi, giảm tiết dịch, giảm hắt hơi, sổ mũi nhức đầu của Hoa Ngũ Sắc có tác dụng điều trị nghẹt mũi, chảy nước mũi, viêm mũi dị ứng, viêm mũi mạn tính, viêm xoang cấp và mạn tính.
Tiếp sức cho từ bên ngoài
Các bác sỹ Y học cổ truyền cho biết: Thương Nhĩ Tử khá hiệu quả nếu được kết hợp với một số thảo dược khác để tạo thành bài thuốc bôi ngoài dưới dạng thuốc xịt. Với cơ chế kháng khuẩn, chống viêm, co mạch tại chỗ, bài thuốc này sẽ làm thông thoáng đường mũi xoang, tăng đào thải dịch mủ ứ đọng trong các hốc xoang, giúp giảm nhanh các triệu chứng sổ mũi, nghẹt mũi, điếc mũi, chảy nước mũi
Các bác sỹ chuyên khoa tai - mũi - họng khuyên rằng: Thời điểm giao mùa hoặc mưa nắng thất thường, viêm xoang và viêm mũi dị ứng rất dễ nảy sinh, thậm chí có nguy cơ tái diễn nhiều lần. Vì thế, việc lựa chọn sản phẩm thuốc xịt mũi được bào chế từ thảo dược để bảo vệ mũi khỏi những triệu chứng khó chịu là vô cùng cần thiết.
Các bác sỹ cũng khuyến cáo: Để tăng hiệu quả điều trị, người bệnh nên vệ sinh mũi hàng ngày, đeo khẩu trang, giữ ấm vùng mũi và cổ khi trời lạnh; kiêng sử dụng các thực phẩm cay, nóng và các chất kích thích như bia, rượu, thuốc lá.