Thứ Ba, 8 tháng 1, 2013

HƯ TĨNH 虛 靜 – CẦU CHÂN 求 真


Để hiển thị chữ Hán thì download font Arial Unicode MS và copy vào thư mục Fonts của hệ điều hành (C:\Windows\Fonts) 

144. Chí hư cực, thủ tĩnh đốc. Vạn vật tịnh tác, ngô dĩ quan kỳ phục. Phù vật vân vân, các qui kỳ căn. Qui căn viết tĩnh. Tĩnh viết phục mạng. Phục mạng viết thường. Tri thường viết minh. Bất tri thường, vọng tác, hung. Tri thường dung, Dung nãi công, Công nãi vương, Vương nãi thiên. Thiên nãi Đạo. Đạo nãi cửu. Một thân bất đãi. [Đạo Đức Kinh, chương 16]
至虛極,守靜篤。萬物并作,吾以觀其復。夫物芸芸,各歸其根。歸根曰靜,靜曰復命。復命曰常,知常曰明。不知常,妄作,凶。知常容,容乃公,公乃王,王乃天,天乃道,道乃久,沒身不殆。《道德經  第十六章》
【Dịch】Hãy đạt sự hư không tới cực độ, và giữ sự yên tĩnh rất kiên định. Vạn vật cùng sinh, ta nhân đó xem chúng trở về. Vạn vật trùng trùng đều trở về cội. Trở về cội là tĩnh; tĩnh là phục mệnh; phục mệnh tức là thường hằng. Biết thường hằng mới là sáng suốt. Không biết thường hằng sẽ làm càn và gây hung họa. Biết thường hằng sẽ bao dung; bao dung thì công chính không tư vị; công chính không tư vị  là vua; vua tức là Trời; Trời là Đạo; [hợp với] Đạo thì trường cửu, thân dù mất đi cũng chẳng nguy hại gì.

145. Trọng vi khinh căn, tĩnh vi táo quân. [Đạo Đức Kinh, chương 26]
重為輕根,靜為躁君。《道德經  第二十六章》
【Dịch】Nặng là gốc của nhẹ. Tĩnh là chủ của động.

146Bất dục dĩ tĩnh, thiên hạ tương tự định. [Đạo Đức Kinh, chương  37]
不欲以靜,天下將自定。《道德經  第三十七章》
【Dịch】Không ham muốn để yên tĩnh, do đó thiên hạ sẽ tự ổn định.

147. Táo thắng hàn. Tĩnh thắng nhiệt. Thanh tĩnh vi thiên hạ chính. [Đạo Đức Kinh, chương  45]
躁勝寒,靜勝熱,清靜為天下正。《道德經  第四十五章》
【Dịch】Động thắng lạnh, tĩnh thắng nóng. Thanh tĩnh vô vi là chuẩn tắc của thiên hạ.

148. Nhược nhất chí, vô thính chi dĩ nhĩ nhi thính chi dĩ tâm; vô thính chi dĩ tâm nhi thính chi dĩ khí. Thính chỉ vu nhĩ, tâm chỉ vu phù. Khí dã giả, hư nhi đãi vật giả dã. Duy đạo tập hư. Hư giả, tâm trai dã. [Trang Tử, Nhân Gian Thế]
若一志,無聽之以耳而聽之以心;無聽之以心而聽之以氣。聽止于耳,心止于符。氣也者,虛而待物者也。唯道集虛。虛者,心齋也。《莊子  人間世》
【Dịch】Ngươi hãy tập trung tâm trí, loại trừ tạp niệm. Đừng nghe bằng tai, mà phải nghe bằng tâm. Sau đó chớ nghe bằng tâm, mà phải nghe bằng khí. Tai không nghe âm thanh bên ngoài. Tâm không tưởng đến sự vật bên ngoài. Khí vốn hư không, nên lấy nó mà tiếp đãi sự vật. Chỉ có Đạo tập trung trong hư không. Hư không là tâm trai (chay lòng).

149. Thánh nhân chi tĩnh dã, phi viết tĩnh dã thiện, cố tĩnh dã; vạn vật vô túc dĩ nhiêu tâm dã, cố tĩnh dã. Thủy tĩnh tắc minh chúc tu mi, bình trúng chuẩn, đại tượng thủ pháp yên. Thủy tĩnh do minh, nhi huống tinh thần! Thánh nhân chi tâm tĩnh hồ? Thiên địa chi giám dã, vạn vật chi kính dã. Phù hư tĩnh điềm đạm, tịch mịch vô vi giả, thiên địa chi bình nhi đạo đức chi chí dã. Cố đế vương thánh nhân hưu yên. Hưu tắc hư, hư tắc thực, thực tắc luân hĩ. Hư tắc tĩnh, tĩnh tắc động, động tắc đắc hĩ. Tĩnh tắc vô vi, vô vi dã, tắc nhậm sự giả trách hĩ. [Trang Tử, Thiên Đạo]
聖人之靜也,非曰靜也善,故靜也;萬物無足以饒心者,故靜也。水靜則明燭鬚眉,平中準,大匠取法焉。水靜猶明,而況精神!聖人之心靜乎?天地之鑒也,萬物之鏡也。夫虛靜恬淡,寂寞無為者,天地之平而道德之至也。故帝王聖人休焉。休則虛,虛則實,實則倫矣。虛則靜,靜則動,動則得矣。靜則無為,無為也,則任事者責矣。《莊子  天道》
【Dịch】Sự tĩnh lặng của thánh nhân không phải do quan niệm tĩnh lặng là tốt mà do vạn vật không quấy nhiễu nổi tâm của họ. Mặt nước tĩnh lặng soi rõ được râu và chân mày con người. Sự tĩnh lặng của mặt nước trở thành tiêu chuẩn cho người thợ làm việc. Nước tĩnh lặng còn soi sáng được huống hồ tinh thần. Tâm của thánh nhân tĩnh lặng thì thế nào? Đó là tấm gương soi của trời đất và của vạn vật. Nói chung, sự hư tĩnh, điềm đạm, tịch mịch, vô vi là sự bình lặng của trời đất và là sự tối cao của đạo đức. Cho nên đế vương và thánh nhân yên tĩnh, yên tĩnh thì hư, hư thì thực, thực là đạo lý tự nhiên. Hư thì tĩnh, tĩnh thì động, động thì được. Tĩnh thì vô vi, vô vi thì người nhận trách nhiệm sẽ có trách nhiệm.

150. Thường năng khiển kỳ dục nhi tâm tự tĩnh, trừng kỳ tâm nhi thần tự thanh. [Thái Thượng Lão Quân Thuyết Thường Thanh Tĩnh Kinh]
常能遣其欲而心自靜,澄其心而神自清。《太上老君說常清靜經》
【Dịch】Thường xuyên trừ bỏ dục vọng thì tâm tự yên tĩnh, làm cho tâm tĩnh lặng thì thần tự trong trẻo.


151. Phù đạo giả, hữu thanh trọc, hữu động tĩnh. Thiên thanh địa trọc, thiên động địa tĩnh. Nam thanh nữ trọc, nam động nữ tĩnh. Giáng bản lưu mạt, nhi sinh vạn vật. Thanh giả trọc chi nguyên, trọc giả thanh chi cơ. Nhân năng thường thanh tĩnh, thiên địa tất giai quy. [Thái Thượng Lão Quân Thuyết Thường Thanh Tĩnh Kinh]
夫道者,有清濁,有動靜。天清地濁,天動地靜。男清女濁,男動女靜。降本流末,而生萬物。清者濁之源,濁者清之基。人能常清靜,天地悉皆歸。《太上老君說常清靜經》
【Dịch】Đạo có trong có đục, có động có tĩnh. Trời trong đất đục, trời động đất tĩnh. Nam trong nữ đục, nam động nữ tĩnh. Đạo giáng xuống, và âm dương giao nhau sinh thành vạn vật. Trong là nguồn của đục, đục là cơ sở của trong. Ta thường thanh tĩnh thì vạn vật đều trở về trong ta.

152. Bất tạp nhi thanh, bão thần nhi tĩnh, thiên hạ tương tự chính. [Tống Huy Tông ngự giải Đạo Đức Chân Kinh, chương  45]
不雜而清,抱神而靜,天下將自正。《宋徽宗御解道德真經  第四十五章》
【Dịch】Không tạp niệm mà trong trẻo, giữ lấy thần mà ninh tĩnh. Thiên hạ sẽ tự trở nên công chính.

153. Hữu đạo chi sĩ, tức động nhi tĩnh, thời sính nhi yêu, kỳ túc định nhi năng ứng, chí vô nhi cung kỳ cầu. Cố tĩnh chi từ thanh, nhi vật mạc năng trọc; động chi từ sinh, nhi vật mạc năng an. “Dịch” viết: Lai từ từ giả, an hành nhi tự thích chi ý. Chí nhân chi dụng tâm, phi tĩnh chỉ vi thiện nhi hữu ý vu tĩnh, phi dĩ sinh xuất vi công nhi hữu vi vu sinh dã. Nhân kỳ cố nhiên phó chi, tự nhĩ nhi vô truật bách chi tình, hoàng cự chi lao yên, cố viết từ. Tĩnh chi từ thanh, vạn vật vô túc dĩ nhiễu kỳ tâm, cố thục năng trọc. Động chi từ sinh, vạn vật vô túc dĩ hệ kỳ lự, cố thục năng an. An hữu chỉ chi ý; vi vạn vật sở hệ tắc chỉ hĩ, khởi năng ứng vật nhi bất thương. [Tống Huy Tông ngự giải Đạo Đức Chân Kinh, chương  15]
有道之士,即動而靜,時騁而要,其宿定而能應,至無而供其求。故靜而徐清,而物莫能濁;動之徐生,而物莫能安。易曰 : 來徐徐者,安行而自適之意。至人之用心,非靜止為善而有意于靜,非以生出為功而有為于生也。因其固然付之,自爾而無怵迫之情,遑遽之勞焉,故曰徐。靜之徐清,萬物無足以繞其心,故孰能濁。動之徐生,萬物無足以系其慮,故孰能安。安有止之意;為物所系則止矣,豈能應物而不傷。《宋徽宗御解道德真經  第十五章》
【Dịch】Bậc có đạo, tuy động mà lại tĩnh, tuy rong ruổi mà khống chế được, tuy giữ an định mà vẫn ứng phó được, tuy không có gì mà vẫn cung ứng được yêu cầu của ngoại giới. Cho nên hễ ta yên tĩnh thì từ từ thanh trong, ngoại vật không thể làm cho ta đục. Hễ ta động thì từ từ phát sinh, nhưng ngoại vật không thể làm ta an định. Dịch Kinh nói: “Người đến từ từ, đi đứng an nhiên mà tự thích ứng.” Sự dụng tâm của bậc chí nhân, không phải tĩnh vì cho rằng tĩnh là tốt, không phải động vì cho rằng sinh xuất là có công, mà chỉ là vận dụng cái bản tính tự nhiên để đối đãi động và tĩnh, tự bản thân không bị tình cảm lôi kéo vì lợi hay hại, và cũng không phải lao nhọc gấp gáp. Do đó mới nói là từ từ. Họ an tĩnh rồi từ từ thanh trong, vạn vật không quấy nhiễu nổi tâm họ, cho nên ai mà làm đục họ cho được? Họ động rồi từ từ phát sinh, vạn vật không khiến cho họ âu lo được, cho nên ai mà làm cho họ an định được? An định là ngụ ý dừng lại, vì vạn vật làm cho hệ lụy nên mới dừng lại. Lẽ nào đối ứng ngoại vật lại không bị tổn thương?

154. Mạc quý hồ hư, mạc thiện hồ tĩnh, hư tĩnh giả vạn vật chi bản dã. Hư cố túc dĩ thụ quần thực, tĩnh cố túc dĩ ứng quần động. Cực giả, chúng hội nhi hữu sở chí; đốc giả, lực hành nhi hữu sở chí. Chí hư nhi yếu kỳ cực, thủ tĩnh nhi chí vu đốc, tắc vạn thái tuy tạp nhi ngô tâm thường triệt, vạn biến tuy thù nhi ngô tâm thường tịch, thử chi vị thiên lạc, phi thể đạo giả bất túc dĩ dữ thử. [Tống Huy Tông ngự giải Đạo Đức Chân Kinh, chương  15]
莫貴乎虛,莫善乎靜,虛靜其萬物之本也。虛故足以受群實,靜故足以應群動。極者,眾會而有所至;篤者,力行而有所至。至虛而要其極,守靜而至于篤,則萬態雖雜而吾心常澈,萬變雖殊而吾心常寂,此之謂天樂,非体道者不足以與此。《宋徽宗御解道德真經  第十五章》
【Dịch】Không có gì quý bằng hư, không có gì tốt bằng tĩnh. Hư tĩnh là căn bản của vạn vật. Hư nên đủ để tiếp nhận mọi cái có thực, tĩnh nên đủ để ứng phó với mọi cái động. Cái gọi là cực chính là chỗ tột cùng mà mọi thứ bất đồng hội tụ. Cái gọi là đốc chính là chỗ tột cùng mà mọi thứ cố gắng truy cầu. Chí hư thì phải đến chỗ tột cùng, giữ an tĩnh thì cũng phải đến chỗ tột cùng, thế thì muôn hiện tượng dù phức tạp nhưng tâm ta vẫn thấu triệt, muôn sự biến đổi dù khác nhau nhưng tâm ta vẫn tĩnh lặng. Đó gọi là niềm vui của trời, không phải là người đắc đạo thì không thể có được niềm vui này.

155. Phù đạo dĩ vô tâm vi thể, vong ngôn vi dụng, nhu nhược vi bản, thanh tĩnh vi cơ. Tiết ẩm thực, tuyệt tư lự, tĩnh tọa dĩ điều tức, an tẩm dĩ dưỡng khí, tâm bất trì tắc tính định, hình bất lao tắc tinh toàn, thần bất ưu tắc đan kết, nhiên hậu diệt thanh vu hư, ninh thần vu cực, bất xuất hộ đình, nhi diệu đạo hạnh hĩ. [Cam Thủy Tiên Nguyên Lục, Mã Đan Dương Đạo Hạnh Bi]
夫道以無心為体,忘言為用,柔弱為本,清靜為基。節飲食,絕思慮,靜坐以調息,安寢以養氣,心不馳則性定,形不勞則精全,神不憂則丹結,然後滅清于虛,寧神于極,不出戶庭,而妙道行矣。《甘水仙源錄  馬丹陽道行碑》
【Dịch】Đạo lấy vô tâm làm thể, lấy vong ngôn (quên lời) làm dụng, lấy mềm yếu làm gốc, lấy thanh tĩnh làm cơ sở. Hãy tiết chế ăn uống, dứt tư lự, khi tĩnh tọa phải đều hòa hơi thở, ngủ yên để dưỡng nguyên khí, tâm không chạy rong thì tính an định, hình thể không lao nhọc thì tinh giữ vẹn, thần không ưu lự thì kim đan sẽ kết thành, sau đó diệt dục đến chỗ hư không, tinh thần sẽ rất an tĩnh. Tuy không ra khỏi cửa mà vẫn đắc đạo kỳ diệu.

156. Chân giả, tinh thành chi chí dã. Bất tinh bất thành, bất năng động nhân. Cố cưỡng khốc giả, tuy bi bất ai; cưỡng nộ giả, tuy nghiêm bất uy; cưỡng thân giả, tuy tiếu bất hòa. Chân bi vô thanh nhi ai, chân nộ vị phát nhi uy, chân thân vị tiếu nhi hòa. Chân tại nội giả, thần động vu ngoại, thị sở dĩ quý chân dã. Kỳ dụng vu nhân lý dã, sự thân tắc từ hiếu, sự quân tắc trung trinh, ẩm tửu tắc hoan lạc, xử tang tắc bi ai. Trung trinh dĩ công vi chủ, ẩm tửu dĩ lạc vi chủ, sự thân dĩ thích vi chủ. Công thành chi mỹ, vô nhất kỳ tích hĩ; sự thân dĩ thích, bất luận sở dĩ hĩ; ẩm tửu dĩ lạc, bất tuyển kỳ cụ hĩ; xử tang dĩ ai, vô vấn kỳ lễ hĩ. Lễ giả, thế tục chi sở vi dã; chân giả, sở dĩ thụ vu thiên dã, tự nhiên bất khả dịch dã. Cố thánh nhân pháp thiên quý chân, bất câu vu tục. Ngu giả phản thử. Bất năng pháp thiên nhi tuất vu nhân, bất tri quý chân, lộc lộc nhi thụ biến vu tục, cố bất túc. [Trang Tử, Ngư Phụ]
真者,精誠之至也。不精不誠,不能動人。故強哭者雖悲不哀;強怒者雖嚴不威;強親者雖笑不和。真悲無聲而哀,真怒未發而威,真親未笑而和。真在內者,神動于外,是所以貴真也。其用于人理也,事親則慈孝,事君則忠貞,飲酒則歡樂,處喪則悲哀。忠貞以功為主,飲酒以樂為主,事親以適為主。功成之美,無一其跡矣;事親以適不論所以矣;飲酒以樂不選其具矣;處喪以哀無問其禮矣。禮者世俗之所為也;真者所以受于天也,自然不可易也。故聖人法天貴真,不拘于俗。愚者反此。不能法天而恤于人,不知貴真,祿祿而受變于俗,故不能足。《莊子  漁父》
【Dịch】Chân là sự tinh thành rất mực. Không tinh thành thì không cảm động được người khác. Cho nên hễ khóc vờ thì bi thảm mà không đau buồn, hễ giận vờ thì nghiêm mà không có uy, hễ thân thiết vờ thì tươi cười mà không hoà đồng. Sự chân thực là ở trong tâm, tinh thần động mà phát ra ngoài, cho nên sự chân thực là quý. Vận dụng nó vào đạo lý con người thì thờ cha mẹ phải kính hiếu, thờ vua phải trung trinh, uống rượu phải vui, có tang phải đau buồn. Trung trinh lấy công trạng làm đầu, uống rượu lấy vui vẻ làm đầu, thờ cha mẹ lấy tùy thuận làm đầu. Sự tốt đẹp của thành công không chỉ có một đường lối; thờ cha mẹ phải tùy thuận, bất kể phải làm gì; uống rượu phải vui, không kén ấm chọn tách; có tang phải đau buồn, không quan tâm nghi lễ. Nghi lễ là hành vi thế tục. Chân thực là nhận lãnh từ trời, nó tự nhiên mà không thể thay đổi. Cho nên thánh nhân noi theo trời mà quý sự chân thực, không câu nệ tục lệ. Kẻ ngu thì ngược lại, họ không noi theo trời, mà chỉ lo không hợp với người đời. Họ không biết quý sự chân thực. Cứ thay đổi một cách tầm thường cho hợp với đời, cho nên họ không có giá trị.

157. Ngưu mã tứ túc, thị vị thiên; lạc mã thủ, xuyên ngưu tỵ, thị vị nhân. Cố viết: Vô dĩ nhân diệt thiên, vô dĩ cố diệt mệnh, vô dĩ đắc tuẫn danh. Cẩn thủ nhi vật thất, thị vị phản kỳ chân. [Trang Tử, Thu Thủy]
牛馬四足,是謂天;落馬首,穿牛鼻,是謂人。故曰 : 無以人滅天,無以故滅命,無以得殉名。謹守而勿失,是謂反其真。《莊子  秋水》
【Dịch】Trâu hoặc ngựa có bốn chân, đó là tự nhiên; cột dây vào đầu ngựa và xỏ dây vào mũi trâu, đó là nhân tạo. Cho nên mới nói: đừng lấy cái nhân tạo mà tiêu diệt sự tự nhiên, đừng vì sự việc mà tiêu diệt cái đã định, đừng vì muốn có danh mà chết vì danh. Giữ kỹ chớ quên ba điều ấy chính là quay về chân tính của mình.

158. Đạo ô hồ ẩn nhi hữu chân ngụy? Ngôn ô hồ ẩn nhi hữu thị phi? Đạo ô hồ vãng nhi bất tồn? Ngôn ô hồ tồn nhi bất khả? Đạo ẩn vu tiểu thành, ngôn ẩn vu vinh hoa. [Trang Tử, Tề Vật Luận]
道惡乎隱而有真偽?言惡乎隱而有是非?道惡乎往而不存?言惡乎存而不可?道隱于小成,言隱于榮華。《莊子  齊物論》
【Dịch】Đạo bị che lấp nơi đâu, khiến có chân và ngụy? Lời bị che lấp nơi đâu, khiến có thị và phi? Đạo đi đâu khiến nó không còn nữa? Lời ở đâu khiến nó không sao hiểu được? Đạo bị sự vụn vặt che lấp. Lời bị sự hoa mỹ sáo rỗng che lấp.