001. Thiên địa chi gian, kỳ do thác thược hồ? Hư nhi bất khuất, động nhi dũ xuất. [Đạo Đức Kinh, chương 5]
天地之間, 其猶橐籥乎? 虛而不屈,動而愈出。《道德經 • 第五章》
【Dịch】Khoảng trời đất giống như ống bễ thợ rèn. Trống không mà không hao kiệt; càng động, hơi càng ra.
002. Cốc thần bất tử thị vị Huyền tẫn. Huyền tẫn chi môn thị vị thiên địa căn. Miên miên nhược tồn. Dụng chi bất cần. [Đạo Đức Kinh, chương 6]
谷神不死,是謂玄牝。玄牝之門,是謂天地根。綿綿若存,用之不勤。《道德經 • 第六章》
【Dịch】Cốc thần bất tử, đó là Huyền tẫn. Cửa Huyền tẫn chính là gốc rễ trời đất. Miên man trường tồn, dùng không bao giờ hết.
003. Đạo khả đạo, phi thường Đạo. Danh khả danh, phi thường danh. Vô danh, thiên địa chi thủy; Hữu danh, vạn vật chi mẫu. Cố thường vô, dục dĩ quan kỳ diệu; Thường hữu, dục dĩ quan kỳ kiếu. Thử lưỡng giả đồng xuất nhi dị danh. Đồng vị chi huyền. Huyền chi hựu huyền. Chúng diệu chi môn. [Đạo Đức Kinh, chương 1]
道可道,非常道。名可名,非常名。無名,天地之始。有名,萬物之母。故常無,欲以觀其妙。常有, 欲以觀其徼。此兩者同出而異名。同謂之玄。玄之又玄。眾妙之門。《道德經 • 第一章》
【Dịch】Đạo mà có thể giảng giải được thì không phải là cái đạo thường hằng. Tên mà có thể gọi được thì không phải là cái tên thường hằng. Không tên là khởi đầu của trời đất, có tên là mẹ của muôn vật. Cho nên thường không để nhìn thấy cái có vi diệu trong cái không. Thường có để nhìn thấy cái không vi diệu trong cái có. Hai cái đó cùng một nguồn gốc, nhưng tên khác nhau, đều gọi là huyền. (Cái) huyền ấy thâm sâu hơn cả những gì thâm sâu; chính là cửa phát sinh ra mọi điều huyền diệu.
004. Hữu vật hỗn thành, tiên thiên địa sinh. Tịch hề, liêu hề, độc lập nhi bất cải. Chu hành nhi bất đãi. Khả dĩ vi thiên hạ mẫu. Ngô bất tri kỳ danh; tự chi viết Đạo, cưỡng vi chi danh viết Đại. Đại viết thệ; Thệ viết viễn; Viễn viết phản. Cố Đạo đại, thiên đại, địa đại, nhân diệc đại. [Đạo Đức Kinh, chương 25]
有物混成,先天地生。寂兮寥兮,獨立而不改,周行而不殆,可以為天下母。吾不知其名,字之曰道,強為之名曰大。大曰逝, 逝曰遠,遠曰反。故道大,天大,地大,人亦大。《道德經 • 第 25 章》
【Dịch】Có một vật hỗn độn, sinh thành trước trời đất; yên lặng, trống không; đứng một mình mà chẳng thay; đi khắp nơi không dừng; có thể làm mẹ thiên hạ. Ta không biết tên của nó, nên đặt tên nó là Đạo. Gượng gọi tên đó là Lớn. Lớn là đi, đi là xa; xa là trở lại. Cho nên Đạo lớn, Trời lớn, Đất lớn, Người cũng lớn.
005. Thị chi bất kiến viết Di, Thính chi bất văn viết Hi, Bác chi bất đắc viết Vi. Thử tam giả bất khả trí cật. Cố hỗn nhi vi nhất. Kỳ thượng bất kiểu. Kỳ hạ bất muội. Thằng thằng bất khả danh, phục qui vu vô vật. Thị vị vô trạng chi trạng, vô vật chi tượng. Thị vi hốt hoảng, nghinh chi bất khiếm kỳ thủ. Tùy chi bất kiến kỳ hậu. [Đạo Đức Kinh, chương 14]
視之不見曰夷。聽之不聞曰希。搏之不得曰微。此三者,不可致詰,故混而為一。其上不皎,其下不昧,繩繩不可名,復歸於無物。是謂無狀之狀,無物之象,是為惚恍。迎之不欠其首,隨之不見其後。《道德經 • 第十四章》
【Dịch】Nhìn mà không thấy, gọi là Di (thuần tuý, tố phác). Nghe mà không thấy, gọi là Hi (âm thanh ít). Nắm mà không được, gọi là Vi (nhỏ bé). Ba điều ấy [ta chỉ có thể lấy tâm mà lĩnh hội chứ] không thể suy cứu đến cùng. Cho nên cả ba hợp lại làm Một (tức là Đạo). Trên nó không sáng. Dưới nó không mờ. Miên man dằng dặc mà không thể đặt tên. Rồi lại trở về chỗ không có gì. Đó là trạng thái của cái không trạng thái. Hình tượng của cái không có vật chất. Nó tinh tế mơ hồ; [ta] đón trước thì không thấy đầu, [ta] theo sau thì không thấy đuôi.
006. Đạo chi vi vật, duy hoảng duy hốt. Hốt hề, hoảng hề, kỳ trung hữu tượng. Hoảng hề, hốt hề kỳ trung hữu vật; ảo hề minh hề, kỳ trung hữu tinh. Kỳ tinh thậm chân, kỳ trung hữu tín. [Đạo Đức Kinh, chương 21]
道之為物,惟恍惟惚。惚兮恍兮,其中有象 ; 恍兮惚兮,其中有物 ; 窈兮冥兮,其中有精 ; 其精甚真,其中有信。《道德經 • 第廿一章》
【Dịch】Đạo có đủ đặc tính của vật chất; trạng thái mơ hồ của Đạo là trạng thái duy nhất. Chính trong trạng thái mơ hồ ấy vẫn có hình tượng có thể nghe và thấy được. Cũng chính trong trạng thái mơ hồ ấy vẫn có vật thể mà ta có thể nắm bắt được. Trong trạng thái mơ hồ ấy vẫn có một thứ tinh tế. Thứ tinh tế ấy rất chân thực, mà trong sự chân thực đó lại có sự tồn tại vật chất.
007. Đạo xung nhi dụng chi hoặc bất doanh. Uyên hề tự vạn vật chi tông. Tỏa kỳ nhuệ, giải kỳ phân, hòa kỳ quang, đồng kỳ trần. Trạm hề tự hoặc tồn. Ngô bất tri thùy chi tử. Tượng đế chi tiên. [Đạo Đức Kinh, chương 4]
道沖而用之或不盈。淵兮似萬物之宗。挫其銳,解其紛,和其光,同其塵。湛兮似或存。吾不知誰之子。象帝之先。《道德經 •第四章》
【Dịch】Đạo rỗng không mà dùng không hết. Đạo sâu xa man mác tựa hồ như là tổ tông của vạn vật. Đạo làm nhụt đi sự bén nhọn, tháo gỡ rối rắm, pha trộn ánh sáng, hòa mình cùng bụi bặm. Đạo chìm lắng [trong vạn vật], mà tựa như hiện hữu. Ta không biết Đạo là con của ai; hình như có trước Trời.
008. Phù Đạo, hữu tình hữu tín, vô vi vô hình; khả truyền nhi bất khả thụ, khả đắc nhi bất khả kiến; tự bản tự căn, vị hữu thiên địa, tự cổ dĩ cố tồn; thần quỷ thần đế, sinh thiên sinh địa; tại Thái Cực chi tiên nhi bất vi cao, tại Lục Cực chi hạ nhi bất vi thâm, sinh thiên địa nhi bất vi cửu, trưởng vu thượng cổ nhi bất vi lão. [Trang Tử, Đại Tông Sư]
夫道,有情有信,無為無形 ; 可傳而不可受,可得而不可見 ; 自本自根 , 未有天地 , 自古以固存 ; 神鬼神帝 , 生天生地 ; 在太極之先而不為高 , 在六極之下而不為深 , 先天地生而不為久 , 長于上古而不為老。《莊子 • 大宗師》
【Dịch】Đạo thì chân thực và đáng tin cậy. Nó vô vi (= chẳng cố ý làm gì) và vô hình. Người ta chỉ có thể lấy tâm truyền tâm chứ không thể dạy bằng lời (= chỉ có thể tâm truyền 心傳 chứ không thể khẩu thụ 口授). Người ta có thể đạt được Đạo chứ không tận mắt thấy được nó. Đạo là gốc (bản căn) của chính nó. Nó đã hiện hữu trước khi có trời đất. Nó đã tồn tại tự thuở xa xưa cho đến nay. Nó sinh ra quỷ, thần, thượng đế, trời, đất. Nó ở trên Thái Cực mà không cho là cao. Nó ở dưới Lục Cực mà không cho là sâu. Nó sinh trước trời đất mà không cho là lâu dài. Nó sinh trưởng trước thời thượng cổ mà không cho là già.
009. Tề vạn vật dĩ vi thủ, viết: «Thiên năng phúc chi nhi bất năng tải chi, địa năng tải chi nhi bất năng phúc chi, Đại Đạo năng bao chi nhi bất năng biện chi.» Tri vạn vật giai hữu sở khả, hữu sở bất khả, cố viết: «Tuyển tắc bất biến, giáo tắc bất chí, đạo tắc vô di giả hĩ.» [Trang Tử, Thiên hạ]
齊萬物以為首,曰 : 天能覆之而不能載之,地能載之而不能覆之,大道能包之而不能辨之。知萬物皆有所可,有所不可,故曰 : 選則不遍,教則不至,道則無遺者矣。《莊子 • 天下》
【Dịch】 [Họ] xem quan niệm «mọi vật bình đẳng với nhau» là nguyên tắc đầu tiên, và nói: «Trời có thể che phủ vạn vật nhưng không chở được chúng. Đất có thể chở vạn vật nhưng không che phủ được chúng. Đại Đạo có thể bao hàm vạn vật nhưng không thể phân biện rõ chúng.» [Họ] biết vạn vật đều có chỗ sở năng và chỗ bất sở năng, nên nói: «Hễ tuyển chọn cái gì, tức là không đạt được toàn thể [tức là có sự thiên vị]; hễ truyền dạy cái gì, tức là không đạt tới tất cả. [Nhưng] hễ noi theo Đạo, tức là không bỏ sót cái gì cả [vì Đạo bao hàm tất cả].»
010. Cố sinh vật giả bất sinh, hoá vật giả bất hoá. Tự sinh tự hoá, tự hình tự sắc, tự trí tự lực, tự tiêu tự tức. [Liệt Tử, Thiên thụy]
故生物者不生,化物者不化。自生自化,自形自色,自智自力,自消自息。《列子 • 天瑞》
【Dịch】Cho nên, cái sinh ra vạn vật thì không bị vật khác sinh ra; cái khiến cho vạn vật biến hoá thì không bị vật khác làm cho biến hoá. Vạn vật đều tự nhiên sinh ra, tự nhiên biến hoá, tự nhiên xuất hiện hình thể và chủng loại, tự nhiên phát huy trí tuệ và năng lực, tự nhiên suy diệt và sinh trưởng.
011. Phù Đạo, vu đại bất chung, vu tiểu bất di, cố vạn vật bị. Quảng quảng hồ kỳ vô bất dung dã, uyên uyên hồ kỳ bất khả trắc dã. [Trang Tử, Thiên Đạo]
夫道,于大不終,于小不遺,故萬物備。廣廣乎其無不容也,淵淵乎其不可測也。《莊子 • 天道》
【Dịch】Xét về phương diện lớn thì Đạo không có chỗ tận cùng; xét về phương diện nhỏ thì Đạo không bỏ sót vật nào. Cho nên tất cả vạn vật cả lớn lẫn nhỏ đều có đầy đủ Đạo. Đạo rộng lớn thay! Không có thứ gì mà Đạo không dung chứa. Đạo sâu thẳm thay! Không ai có thể đo lường được Đạo.
012. Phù Đạo giả, phúc thiên tải địa, khuếch tứ phương, thác bát cực, cao bất khả tế, thâm bất khả trắc; bao khỏa thiên địa, bẩm thụ vô hình; nguyên lưu tuyền bột, xung nhi từ doanh; hỗn hỗn cốt cốt, trọc nhi từ thanh. Cố thực chi nhi tắc vu thiên địa, hoành chi nhi di vu tứ hải, thí chi vô cùng nhi vô sở triêu tịch; thư chi mịch vu lục hợp, quyển chi doanh vu nhất ốc; ước nhi năng trương, u nhi năng minh, nhược nhi năng cường, nhu nhi năng cương; hoành tứ duy nhi hàm âm dương, hoành vũ trụ nhi chương tam quang; thậm náo nhi ca, thậm tiêm nhi vi. Sơn dĩ chi cao, uyên dĩ chi thâm, thú dĩ chi tẩu, điểu dĩ chi phi, nhật nguyệt dĩ chi minh, tinh thần dĩ chi hành, lân dĩ chi du, phượng dĩ chi tường. [Hoài Nam Tử, Nguyên Đạo]
夫道者,覆天載地,廓四方,柝八極,高不可際,深不可測 ; 包裹天地 , 稟授無形 ; 原流泉浡 , 沖而徐盈 ; 混混滑滑 , 濁而徐清。故植之而塞于天地 , 橫之而彌于四海 , 施之無窮而無所朝夕 ; 舒之幎于六合 , 卷之盈于一屋 ; 約而能張 , 幽而能明 ; 弱而能強 , 柔而能剛 ; 橫四維而含陰陽 , 紘宇宙而章三光 ; 甚淖而滒 , 甚纖而微。山以之高 , 淵以之深 , 獸以之走 , 鳥以之飛 , 日月以之明 , 星辰以之行 , 麟以之游 , 鳳以之翔。《淮南子 • 原道》
【Dịch】 Đạo có thể che trời chở đất, mở rộng bốn phương tám hướng; cao thì không có chỗ ranh giới, sâu thì không có chỗ tận cùng; bao bọc lấy trời đất, sinh thành vạn vật mà không để lại dấu tích. Đạo như thể nguồn nước phún ra, chảy qua chỗ trống rỗng rồi từ từ làm đầy tràn; thế nước chảy cuồn cuộn, nước đục rồi từ từ trong trẻo lại. Cho nên, để thẳng đứng thì Đạo làm đầy trời đất; để nằm ngang thì lấp đầy bốn biển; vận dụng Đạo thì vô tận, không kể ngày đêm; mở rộng ra thì Đạo bao phủ lục hợp (trên, dưới, bốn phương), cuộn tròn lại thì Đạo [chưa] đầy một nắm tay; Đạo ước thúc nhưng cũng có thể triển khai; Đạo thâm u mà sáng rỡ; Đạo nhu nhược mà cương cường; Đạo là mối giềng giữ lấy trời đất mà bao hàm âm dương; Đạo là mối giềng giữ lấy vũ trụ mà làm sáng tam quang (nhật, nguyệt, tinh); Đạo dày đặc mà uyển chuyển, rất nhỏ mà tế vi; núi nhờ đó mà cao, vực nhờ đó mà sâu, thú nhờ đó mà chạy, chim nhờ đó mà bay, mặt trời mặt trăng nhờ đó mà sáng; các tinh tú nhờ đó mà vận hành; lân nhờ đó mà rong chơi, phượng nhờ đó mà lượn múa.
013. Thiên trường địa cửu. Thiên địa sở dĩ năng trường thả cửu giả, dĩ kỳ bất tự sinh, cố năng trường sinh. [Đạo Đức Kinh, ch.7]
天長地久。天地所以能長且久者 , 以其不自生 , 故能長生。《道德經 • 第七章》
【Dịch】Trời dài, đất lâu. Trời đất sở dĩ dài lâu chính vì không tư dục, không mong cầu sự sống riêng tư, vì thế nên trường sinh.
014. Tích giả, thánh nhân nhân âm dương dĩ thống thiên địa. Phù hữu hình giả sinh vu vô hình, tắc thiên địa an tùng sinh? Cố viết: «Hữu Thái Dịch, hữu Thái Sơ, hữu Thái Thủy, hữu Thái Tố.» [Liệt Tử, Thiên Thụy]
昔者 , 聖人因陰陽以統天地。夫有形者生于無形 , 則天地安從生? 故曰 : 有太易 , 有太初 , 有太始 , 有太素。《列子 • 天瑞》
【Dịch】Ngày xưa thánh nhân dùng hai khí âm dương để thuyết minh sự sinh hoá của vũ trụ vạn vật. Nếu cái hữu hình sinh ra từ cái vô hình, thì trời đất từ nơi nào mà sinh ra? Cho nên nói: «[Thiên địa vạn vật trước khi sinh thành thì phải trải qua bốn giai đoạn, đó là] Thái Dịch, Thái Sơ, Thái Thủy, Thái Tố.»
015. Thái Dịch giả, vị kiến khí dã; Thái Sơ giả, khí chi thủy dã; Thái Thủy giả, hình chi thủy dã; Thái Tố giả, chất chi thủy dã. [Liệt Tử, Thiên Thụy]
太易者 , 未見氣也 ; 太初者 , 氣之始也 ; 太始者形之始也 ; 太素者 , 質之始也。《列子 • 天瑞》
【Dịch】Thái Dịch là [giai đoạn] khí chưa được thấy (tức là trạng thái hỗn độn trước khi trời đất sinh thành); Thái Sơ là [giai đoạn] nguyên khí vừa xuất hiện [nhưng chưa định hình]; Thái Thủy là [giai đoạn] khí bắt đầu có hình trạng; Thái Tố là [giai đoạn mà] hình trạng và tính chất của nguyên khí cơ bản được hình thành.
016. Nhất giả, hình biến chi thủy dã. Thanh khinh giả thướng vi thiên, trọc trọng giả há vi địa, xung hòa khí giả vi nhân; cố thiên địa hàm tinh, vạn vật hóa sinh. [Liệt Tử, Thiên thụy]
一者 , 形變之始也。清輕者上為天 , 濁重者下為地 , 沖和氣者為人 ; 故天地含精 , 萬物化生。
《列子 • 天瑞》
《列子 • 天瑞》
【Dịch】Một là khởi đầu của biến dịch. Cái trong và nhẹ thì đi lên làm trời. Cái đục và nặng thì đi xuống làm đất. Khí xung hòa thì biến thành người. Cho nên, trời đất hàm chứa tinh khí; vạn vật nhờ đó mới biến hoá và sinh thành.
017. Vô tắc vô cực, hữu tắc hữu tận. ... Vô cực chi ngoại phục vô vô cực, vô tận chi ngoại phục vô vô tận. [Liệt Tử, Thang vấn]
無則無極 , 有則有盡。… 無極之外復無無極 , 無盡之外復無無盡。《列子 • 湯問》
【Dịch】Không gian thì vô hạn; sự vật thì vô tận. […] Ngoài cái vô hạn của không gian thì không có cái vô hạn nữa; ngoài cái vô tận của sự vật thì không có cái vô tận nữa.
018. Tử Liệt Tử viết: «Thiên địa vô toàn công, thánh nhân vô toàn năng, vạn vật vô toàn dụng. Cố thiên chức sinh phúc, địa chức sinh tải, thánh chức giáo hóa, vật chức sở nghi. Nhiên tắc thiên hữu sở đoản, địa hữu sở trường, thánh hữu sở phủ, vật hữu sở thông. Hà tắc? Sinh phúc giả bất năng hình tải, hình tải giả bất năng giáo hóa, giáo hóa giả bất năng vi sở nghi, nghi định giả bất xuất sở vị. Cố thiên địa chi Đạo, phi âm tắc dương; thánh nhân chi giáo, phi nhân tắc nghĩa; vạn vật chi nghi, phi nhu tắc cương. Thử giai tùy sở nghi nhi bất xuất sở vị giả dã. Cố hữu sinh giả, hữu sinh sinh giả; hữu hình giả, hữu hình hình giả; hữu thanh giả, hữu thanh thanh giả; hữu sắc giả, hữu sắc sắc giả; hữu vị giả, hữu vị vị giả. Sinh chi sở sinh giả tử hĩ, nhi sinh sinh giả vị thường chung; hình chi sở hình giả thực hĩ, nhi hình hình giả vị thường hữu; thanh chi sở thanh giả văn hĩ, nhi thanh thanh giả vị thường phát; sắc chi sở sắc giả chương hĩ, nhi sắc sắc giả vị thường hiển; vị chi sở vị giả thường hĩ, nhi vị vị giả vị thường trình: giai vô vi chi chức dã. Năng âm năng dương, năng nhu năng cương, năng đoản năng trường, năng viên năng phương, năng sinh năng tử, năng thử năng lương, năng phù năng trầm, năng cung năng thương, năng xuất năng một, năng huyền năng hoàng, năng cam năng khổ, năng thiên năng hương. Vô tri dã, vô năng dã, nhi vô bất tri dã, nhi vô bất năng dã.» [Liệt Tử, Thiên Thụy]
子列子曰 : 天地無全功 , 聖人無全能 , 萬物無全用。故天職生覆 , 地職生載 , 聖職教化 , 物職所宜。然則天有所短 , 地有所長 , 聖有所否 , 物有所通。何則? 生覆者不能形載 , 形載者不能教化 , 教化者不能違所宜 , 宜定者不出所位。故天地之道 , 非陰則陽 ; 聖人之教 , 非仁則義 ; 萬物之宜 , 非柔則剛。此皆隨所宜而不出所位者也。故有生者 , 有生生者 ; 有形者 , 有形形者 ; 有聲者 , 有聲聲者 ; 有色者 , 有色色者 ; 有味者 , 有味味者。生之所生者死矣 , 而生生者未嘗終 ; 形之所形者實矣 , 而形形者未嘗有 ; 聲之所聲者聞矣 , 而聲聲者未嘗發 ; 色之所色者彰矣 , 而色色者未嘗顯 ; 味之所味者嘗矣 , 而味味者未嘗呈 : 皆無為之職也。能陰能陽 ,能柔能剛 , 能短能長 , 能圓能方 , 能生能死 , 能暑能涼 , 能浮能沈 , 能宮能商 , 能出能沒 , 能玄能黃 , 能甘能苦 , 能羶能香。無知也 , 無能也 , 而無不知也 , 而無不能也。《列子 • 天瑞》
【Dịch】Thầy Liệt Tử nói: «Trời đất không có công năng tuyệt đối, thánh nhân không có khả năng toàn diện, vạn vật không có công dụng trên mọi phương diện. Cho nên, chức năng của trời là che phủ sinh linh; chức năng của đất là chở chuyên vạn vật; chức năng của thánh nhân là giáo hóa thế nhân; mỗi sự vật đều có chức năng tương ứng vốn có của nó. Thế nhưng trời có sở đoản (chỗ vụng), đất có sở trường (chỗ hay), thánh nhân có khi bế tắc, sự vật có lúc hanh thông. Tại sao thế? Bởi vì trời che phủ vạn vật nhưng không chở chuyên được chúng, đất chuyên chở chúng nhưng không giáo hóa được chúng, thánh nhân giáo hóa chúng nhưng không vi phạm được cái tính năng vốn có của chúng. Sư vật gì đã bị ấn định tính năng như vậy rồi thì không thể vượt ra khỏi địa vị của nó. Cho nên, đạo của trời đất nếu không âm thì dương, sự giáo hóa của thánh nhân nếu không nhân thì nghĩa, tính năng vốn có của sự vật nếu không nhu thì cương: Tất cả đều noi theo tính năng vốn có mà không vượt ra địa vị của mình. Cho nên, hễ có sự sống tất có cái đã tạo ra sự sống; hễ có hình thể tất có cái đã tạo ra hình thể; hễ có âm thanh tất có cái đã tạo ra âm thanh; hễ có màu sắc tất có cái đã tạo ra màu sắc; hễ có mùi vị tất có cái đã tạo ra mùi vị. Cái do sự sống tạo ra sẽ chết, nhưng cái tạo ra sự sống (tức Đạo) thì chưa hề cùng tận; cái do hình thể tạo ra thì có thực, nhưng cái tạo ra hình thể thì chưa hề có thực; cái do âm thanh tạo ra thì nghe thấy, nhưng cái tạo ra âm thanh thì chưa hề phát thanh; cái do màu sắc tạo ra thì phô bày, nhưng cái tạo ra màu sắc thì chưa hề hiển lộ; cái do mùi vị tạo ra thì thưởng thức được, nhưng cái tạo ra mùi vị thì chưa hề hiển lộ: Tất cả đều có chức năng vô vi. Cái vô vi này có thể âm, có thể dương, có thể nhu, có thể cương, có thể dài, có thể ngắn, có thể tròn, có thể vuông, có thể sinh, có thể tử, có thể nóng, có thể lạnh, có thể nổi, có thể chìm, có thể trầm (như nốt fa: cung), có thể bổng (như nốt sol: thương), có thể có thể hiện, có thể có thể mất, có thể đen, có thể vàng, có thể ngọt, có thể đắng, có thể hôi, có thể thơm. Cái vô vi thì vô tri (không biết) và vô năng (không thể), nhưng không gì là không biết, không gì là không thể làm được.
019. Đại tiểu tương hàm, vô cùng cực dã. Hàm vạn vật giả diệc như hàm thiên địa. Hàm vạn vật dã, cố bất cùng; hàm thiên địa dã, cố vô cực. [Liệt Tử, Thang vấn]
大小相含 , 無窮極也。含萬物者亦如含天地。含萬物也 , 故不窮 ; 含天地也 , 故無極。《列子 • 湯問》
【Dịch】Lớn và nhỏ bao hàm lẫn nhau, nên vô cùng vô tận. Bao hàm vạn vật cũng như bao hàm trời đất. Bao hàm vạn vật nên không có chỗ cùng tận. Bao hàm trời đất nên không có chỗ giới hạn.
020. Hữu thực nhi vô hồ xứ giả, vũ dã; hữu trường nhi vô bản tiêu giả, trụ dã. [Trang Tử, Canh Tang Sở]
有實而無乎處者 , 宇也 ; 有長而無本剽者 , 宙也 。《莊子 • 庚桑楚》
【Dịch】Cái có thực mà không xác định được nơi chốn thì gọi là vũ (không gian). Cái lâu dài mà không truy được gốc ngọn thì gọi là trụ (thời gian).
021. Chí đại vô ngoại, vị chi đại nhất; chí tiểu vô nội, vị chi tiểu nhất. Vô hậu, bất khả tích dã, kỳ đại thiên lý. Thiên dữ địa ti, sơn dữ trạch bình. [Trang Tử, Thiên Hạ]
至大無外 , 謂之大一 ; 至小無內 , 謂之小一。無厚 , 不可積也 , 其大千里。天與地卑,山與澤平。
《莊子 • 天下》
《莊子 • 天下》
【Dịch】Cái cực đại thì không có gì bên ngoài nó nữa và nó được gọi là Đại Nhất (Một Lớn). Cái cực tiểu thì không có gì bên trong nó nữa và nó được gọi là Tiểu Nhất (Một Nhỏ). Cái không có độ dày thì không thể bị cái khác chồng chất lên, nhưng nó rộng lớn tới ngàn dặm. [Nếu so sánh với cái tuyệt đối hay cái vô hạn thì] trời cũng thấp như đất và núi non cũng ngang bằng với ao đầm.